Page 225 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 225
thứ ánh sáng đó để vén bức màn làm hiện ra một thứ sân khấu đặc biệt cho ta
dừng lại với những mẩu đời gợi nhiều xót thương. Đó là hình ảnh chị Tí tối nào
cũng dọn hàng nhưng tối nào cũng vang lên lời than vì ế ẩm: “Giờ muộn thế này
mà họ chưa ra nh?’, là quán phở gánh của bác Siêu, tuy vốn liếng có khá hơn
nhưng cũng bỏi thê mà mưu sinh bấp bênh hơn, vì ỏ nơi khổ nghèo này phỏ bị coi
là “thứ quà xa X?’, là cảnh lê la xó chợ đầu đường của gia đình bác xẩm bao lần
dạo đàn mời khách đến mức “run bần bật” mà kết cục là không khách, không hát
và không tiền. Đó là hình ảnh bà cụ Thi hơi điên với tiếng cười khanh khách, vang
trong đêm tối gợi cái kết cục đáng buồn cho những kiếp người phố huyện: người
nguyên vẹn nhưng đời đã tàn lụi. Tất cả những phận người đó đại diện cho lớp cư
dân khốn khổ, đáng thương nhất ở phố huyện, họ hiện ra trong chốc lát rồi khi
đêm dần đi vào chiều sâu thì thứ ánh sáng nói trên cũng dần khép lại, thu nhỏ đi,
tàn lụi dần, leo lét bên những thân phận nhỏ nhoi, xoay quanh ngọn đèn của chi
Tý, bếp lửa bác Siêu, manh chiếu rách của cả gia đình bác xẩm và ngọn đèn con
của chị em Liên... như để nhường chỗ cho những xót xa, ngậm ngùi mỗi lúc một
dâng lên trong lòng người đọc.
Tuy nhiên, tác giả không dừng lại ỏ đó. Bao trùm lên những đốm sáng nhỏ
nhoi ỏ cái phố huyện nghèo vào đêm ấy là cả một “vòm trời hàng ngàn ngôi sao
ganh nhau lấp lánh, lẫn với vệt sáng của những con đom đóm bay là là trên mặt
đất hay len vào các cành cây (...) qua kẽ lá của cành bàng ngàn sao vẫn lấp lánh;
một con đom đóm bám vào dưới mặt lá, vùng sáng nhỏ xanh nhấp nháy rồi hoa
rụng xuống vai Liên khe khẽ, thỉnh thoảng, từhg loạt một...”
Nếu so sánh với đoạn văn mở đầu truyện ngắn, ta lại thấy ống kính miêu tả của
nhà văn lia theo hướng ngược lại, từ tiểu cảnh mở ra đại cảnh, từ vi mô mỏ ra vĩ mô.
Nhưng ấn tượng ám ảnh tâm trí lại là sự tương phản giữa cái vũ trụ bao la đầy những
ánh sáng huyền ảo của thiên nhiên và vạn vật với những kiếp người khổ nghèo, sống
trong mòn mỏi của sự quanh quẩn, vô nghĩa. Họ ngồi trong bóng tối, thầm đợi chờ
một điều gì tươi sáng đến cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ mà không thực
sự biết đó là điều gì.
3.2. Trong sáng tác của Thạch Lam không chỉ nhà văn mới bộc lộ cái sỏ
trường lắng nghe và cảm nhận được bao chuyển động và biến đổi của âm thanh,
màu sắc và hương thơm. Nhân vật của ông, nhiều người cũng mang phẩm chất
đó. Điều đáng chú ý là ở chỗ bởi họ biết lắng nghe và cảm nhận nên cuộc sống
bên ngoài thường dội vào tâm hồn họ gây nên bao biến động bất ngờ. Nhân vật
Liên trong tác phẩm cũng vậy.
Tâm trạng bao trùm trong tâm hồn cô bé Liên là nỗi buồn man mác, thấm thìa
chuyển hoá thành khát vọng đổi đời mơ hồ được diễn tả qua ba chặng thời gian:
khi hoàng hôn xuống, khi đêm về và lúc con tàu qua.
Đây là tâm trạng Liên trước cảnh chiều tàn nơi huyện lị buồn tẻ khi nghe tiếng
224