Page 224 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 224
Thế - tức nhân vật Liên) bán hàng và ngủ lại để coi hàng. Nhưng nhũhg điều đó
không mấy quan trọng, điều cần luu ý ở đây là chuyến tàu từ Hà Nội về vẫn đều
đặn chạy qua ngôi quán ngỏ của hai chị em sau 9 giờ tối đã đánh thức trong tâm
hồn hai đứa trẻ niềm thương tiếc âm thầm một thiên đường của tuổi thơ đã trỏ nên
xa xôi, diệu vợi. Và có lẽ cũng không chỉ dừng lại ỏ đó, con tàu ấy còn đánh thức cả
niềm khao khát được sống trong một thế giới ấm áp và hạnh phúc của nhũmg linh
hồn trẻ dại sớm phải chịu đựng những truân chuyên của cuộc đời.
Truyện khỏi đầu bằng câu vàn miêu tả tiếng trống thu không trên chòi canh
của huyện nhỏ với những âm rền thong thả, chậm rãi từng tiếng một vang ra như
để gọi buổi chiều. Dù là phố huyện nhưng cách đo thời gian nơi đây có vẻ vẫn
theo theo lối cổ xưa, điểm bước đi của thời gian và sinh hoạt của một vùng bằng
tiếng trống. Nét đặc biệt ấy gợi ý thức về thời gian giúp tác giả dẫn người đọc theo
dõi cảnh quay chi tiết hình ảnh một buổi chiều tàn với những nét rực rỡ: “Phương
tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy
tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời”, cả mặt trời lúc sắp
xuống núi lẫn những đám mây từ phía chân trời đều như đang bốc cháy lần cuối
trước khi từ giã ban ngày, nhường chỗ cho cảnh tượng dãy tre làng (như thể đã bị
đốt cháy) đen lại, cắt hình rõ rệt trên nền trời. Ngòi bút của tác giả thực sự trở nên
linh hoạt và sống động khi miêu tả sự vận động của thời gian qua những diễn biến
của cảnh vật. Lúc đầu là cảnh “nhá nhem tối” khi ánh sáng và bóng tối đan xen
qua hình ảnh “những hòn đá nhỏ một bên sáng, một bên tối”. Sau đó là hoàng
hôn bao phủ: “Đường phô và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối. Tối hết cả,
con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại
xẫm đen hơn nữa” . Cuối cùng là cảnh đêm về thực sự: “đém ỏ trong phổ tịch mịch
và đầy bóng tôT.
Nếu để ý, ta sẽ thấy ngòi bút miêu tả của nhà văn đi từ đại cảnh đến tiểu
cảnh. Thoạt đẩu là cảnh bầu trời, những đám mây sau đó là luỹ tre làng rồi ghé
xuống quán nhỏ của chỉ em Liên, cuối cùng đậu trên chiếc đèn con leo lét của chị
Tí.
Nhưng đấy chỉ là cảnh nền, cảnh thực của phố huyện được nhà văn đặc tả tỉ
mỉ. Đây là hình ảnh phiên chợ đã tàn: “Chợ họp trong phố đã vãn từ lâu. Người về
hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và
bã mía. Một mùi àm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen
thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi liêng của đất, của quê hương nàỳ’.
Cách miêu tả tỉ mỉ với lối quay cận cảnh nên từ hạt cát, hòn đá, đến vỏ bưởi,
vỏ thị, lá nhãn, bã mía...âều đi vào tầm quan sát, đánh thức những xúc động âm
thầm, rồi chuyển cảm giác sang các mùi vị gợi nhớ, gợi liên tưởng: mùi cát bụi, mùi
đất, mùi của quê hương...Phó huyện về đêm từ từ mỏ ra vâi những điểm sáng lác
đác ỏ nhà bác phở Mỹ, nhà ông cửu, ở hiệu khách...như thể tác giả có nhã ý dùng
223