Page 221 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 221

bí mật của tâm ir<^'. Như thế, Thạch Lam chú trọng hơn đến thế giới bên trong của
       con người,  ông viết: “Cần hơn là sự quan sát bề trong,  khiến  nghệ sĩ có thể hiểu
       được cái ý nghĩa giấu kín của sự vật, cái trạng thái tâm lí của một cử chỉ hay một lời
       nói”'^>. Từ đó, ông yêu cầu nghệ sĩ “phải biết suy xét tâm  hồn  mình. Qua tâm hổn
       ta,  chúng ta  có thể đoán  biết được tâm  hổn  mọi  người.  Và  chỉ  khi  nào  chúng ta
       hiểu  biết được  những trạng thái tâm  lí của  mình  một cách sâu  sắc,  chúng ta  mới
       hiểu biết được trạng thái tâm lí người ngoài”®. Nhưng để thành nghệ sĩ giỏi thì nhà
       văn cần phải “tạo ra những  nhân vật thật và hoạt động,  ngoài những tính cách và
       đặc điểm của cái địa vị xã  hội, tìm đến được cái bí mật không tả được ở trong mỗi
       con  người”''**.  Ngoài  ra,  nhà  văn  còn  phải  chú  ý đến  môi trường  xung  quanh  khi
       khắc  hoạ  nhân  vật.  Chỉ  khi  ấy  nhà  nghệ  sĩ mới  có thể “diễn  tả  đúng  tâm  lí một
       người”.
           Những quan  niệm độc đáo trên đây của Thạch Lam đã được thể hiện rõ nhất
       trong  Hai đứa  trẻ.  Câu  chuyện  về  chi  em  Liên  là  chuyện  có  nội  dung  gần  như
       trùng  khít với  quãng đời thơ ấu  của chính tác giả ỏ phố huyện cẩm  Giàng do chị
       Thạch  Lam  kể  lại  trong  hồi  kí:  “Mẹ  tôi  xin  được  một  khoảng  đất  ngay  giữa  phố
       huyện,  bên  kia  là  mấy  hiệu  khách  lớn.  Đằng  sau  nhà  là  đường  xe  hoả  (...)  tôi
       không ngờ em Sáu [tức Thạch Lam] có trf nhố dai đến thế, như truyện em tôi tả hai
       chị em thức đợi chuyến tàu đêm qua rồi mới đi  ngủ. Năm đó tôi  mới có chín tuổi,
       em tôi lên tám  mà  mẹ tôi đã giao cho hai chị em tôi coi hàng  (...) Tối đến  hai chị
       em phải ngủ lại để trông hàng.”®/
           Từ thực tê  này  nên  mới có cách gọi  chị Liên trong Hai đứa  trẻ.  Và  hiện thực
       của tác phẩm là  hiện thực của quá  khứ,  của tâm tưởng  nên  nó mới có độ ngưng
       đọng, chói sáng đến mức tạo nên ấn tượng phi phàm trong lòng độc giả.
           Thạch  Lam  là  nhà  vàn  của  những  điều  bình  thường,  nhỏ  nhặt  trong  cuộc
       sống. Ông đề cao khả năng quan sát nội tâm và sự giản dị trong cácíi viết: “Bỏ hết
       những cái sáo,  những cái  kêu to mà trống  rỗng,  những cái giả  dối  đẹp đẽ,  đi tìm
       cái giản dị, cái sâu sắc và cái thật,  bằng cách quan sát và rung động đúng, đó là
       công việc các nghệ sĩ phải làm. Chúng ta cứ là chúng ta, với cái tâm  hồn và bản
       ngã thật của chúng ta”®. Chỉ khi tiếp cận được tâm hồn chân thật ấy nhà văn mới
       xây dựng được nhân vật có sức sống vượt qua sự giới hạn của ngôn từ.
           Hai đứa trẻ đã thực hiện được điều  này.  Hơn thế nữa, dấu ấn của  phố huyện
       ấy  luôn  khảm  trong  ta  bằng  quyền  năng  kì  lạ.  Bây giờ và  mãi  sau  này,  một  khi
       đứng trước một phố huyện nào thì câu chuyện của Thạch Lam dễ sống dậy trong
       ta, bằng ánh sáng đẹp, diệu kì.
                                                                    LÊ HUY BẮC



       (1), (2), (3), (4) Tuyển tập Thạch Lam, Sđd, tr. 319, tr. 303, tr. 286, tr. 288.
       (5) Dẫn lại theo Văn Tâm, Hai đứa trẻ, Sđd, tr. 353.
       (6) Tuyển tập Thạch Lam, Sđd, tr. 290.

       220
   216   217   218   219   220   221   222   223   224   225   226