Page 216 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 216
đốm than đỏ bay tung trên đường sắt”. An và Liên ngóng theo. Phố huyện lại chìm
vào bóng tối.
Khác với Huy-gô, bậc thầy sử dụng hình ảnh tương phản bóng tối - ánh sáng
để chứng minh sự vận động từ bóng tối ra ánh sáng của tâm hồn, của lương tri xã
hội, và ánh sáng đạo đức, lương tri bao giờ cũng chiến thắng... Thạch Lam tuy vẫn
khai thác hai hình ảnh này song không nhằm để thuyết minh cho lí tưỏng lương tri
kia mà chỉ cốt nhằm gây ấn tượng, nhằm phân biệt rõ nét hơn hai phạm trù tương
sinh tương khắc (sáng và tối) để cho thấy cái nhìn hiện thực, rất hiện thực về cuộc
đời: có những người nghèo, mong đợi ánh sáng hạnh phúc, họ mãi đợi, hạnh phúc
đến rồi qua nhanh như chuyên tàu kia, nhanh đến nỗi Liên không thể nhận rõ mặt
người, rồi đêm tối lại đến, đom đóm ngừng hoạt động, sao vẫn sáng, cơn buồn ngủ
đến với Liên, để hôm sau thức dậy thêm một ngày đợi tàu nữa...
Chu trình sống cứ lặp đi lặp lại ấy vô cùng đơn điệu tẻ nhạt. Nó không hề giấu
giếm cuộc sống nghèo nàn quá đỗi cả về vật chất lẫn tinh thần nơi đồ thị không
cách xa làng là bao (bà cụ Thi đi về phía làng). Song nhờ thế nó lại có khả năng
vò biên trong việc khảm vào tâm hồn ta hình ảnh phố huyện ngưng đọng ấy. Phố
huyện của Thạch Lam chính là dư hồn của bất kì một phố huyện nghèo nào.
Dư hồn của phố huyện không chì là nghèo mà còn sâu xa hơn còn là sự lãng
quên dần. Trên cái nền hiện thực là càng nghèo thì người ta lại càng ít lên xuống
các chuyến tàu đi qua phố huyện, song các điệp ngữ: may ra còn có một vài người
mua, người vắng mãi, người lên xuống [tàu] ít, thưa vắng người... lại hệt như nỗi
niềm phôi pha trong thơ ông đồ của Vũ Đình Liên;
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Giống Ông đồ (người già), Hai đứa trẻ (người trẻ) cũng nuối tiếc bâng khuâng:
Nhũng người muôn năm cũ với những chuyến tàu nhộn nhịp xưa cũ, nỗi đắng cay
đã lan truyền đến thế hệ trẻ thơ, đồng nghĩa với việc “rượu ti” Pháp, ách đô hộ
thực dân, cảnh nghèo đói... lên ngôi; đồng nghĩa với việc chuyện cơm áo tất tả
khiến người lớn quên đi trách nhiệm chàm sóc trẻ em, quên đi rằng trẻ em cần
phải được nô đùa, nuôi dưỡng. Dấu ấn hiện thực ỏ đây không nổi nhiều lên bề mặt
câu chữ mà ẩn chìm chua xót sâu xa...
Nhưng khác với Vũ Đình Liên, Thạch Lam hẳn tin vào tương lai hơn. òng
không đặt dấu hỏi theo kiểu: Hồn ỏ đàu bày giờ? Mà đặt ngay cái thực tại mất mát
đó vào dòng đời, dòng vận hành của vũ trụ không ngừng luân chuyển để đề xuất
tư tưởng hợp với quy luật khách quan: Con người sẽ luôn tìm cách tồn tại và tồn tại
được trong bất kì cảnh ngộ nào. Quan niệm này đã khiến Thạch Lam đưa ra một
kiểu so sánh sáng tạo, đầy ẩn ý và rất ấn tượng, so sánh giữa cái thường biến và
215