Page 211 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 211
được 52 cụm từ hoặc từ chi ành sàng [bao gồm các từ trực tiếp chỉ ánh sáng như:
đỏ, hồng, lấp lánh,... và các từ chỉ vật phát sáng: đèn, vì sao. đom đóm,...] so với
26 từ chỉ bóng tối [bao gồm; đêm tối, khuya, sẫm đen,...].
Hai màu cơ bản này, tuy được đặt trong thế tương phản song chúng gần như
không bao giờ là sắc màu cực đại, được đặc tả đến cùng tận của sự sáng hoặc sự
tối mà thường xuyên là những gam màu nhẹ, trung tính. Toàn truyện, chỉ có một
lần Thạch Lam tập trung khắc hoạ đêm tối; “Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị
không sỢ nó nữa. Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ
về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa”. Song ngay cả khi mật độ từ
ngữ chỉ bóng đêm xuất hiện dày đặc như thế thì nó vẫn không hề phát huy hết tính
bi của hình tượng bỏi ngay lập tức tiếp đó, tác giả đã thắp sáng vùng tăm tối, cũng
vẫn là lôi nói giảm; “Giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tí và cả cái bếp lửa của bác
Siêu, chiếu sáng một vùng đất cát, trong cửa hàng, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn
vặn nhỏ; thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa”.
Đành rằng, nhìn ở góc độ hiện thực, đây là nhữhg người nghèo (tiểu thương,
bán tiểu thương: chị Tí vừa mò cua bắt tép vừa bán hàng nước) cần mẫn làm lụng
kiếm ăn. Song nếu xét theo nghĩa hình tượng, nghĩa bóng thì những ngọn đèn nhỏ
nhoi của họ cố chụm nhau lại, trong nỗ lực thắp sáng bóng tối nghèo khổ của
cuộc đời. Ngay đến cả cái thau sắt của bác xẩm cũng trắng lên với ánh đèn [chi
tiết này còn có thể phân tích theo hướng: sự nghèo khổ của bác xẩm vì trong thau
chẳng có gì]. “Tất cả phố xá trong huyện bây giò đều thu nhỏ lại, nơi hàng nước
của chi Tí. Thêm được một gia đình bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt
trắng để trước mặt, nhưng bác chưa hát vì chưa có khách nghe” , vẫn là trạng thái
kiên nhẫn chờ đợi. Họ cùng ngóng về ánh sáng của con tàu.
Khác với bóng tối, Thạch Lam ba lần đặc tả ánh sáng nơi phố huyện: ánh
sáng “đỏ rực” của trời chiều, ánh sáng trong kí ức Liên về Hà Nội “một vùng sáng
rực và lấp lánh” , và ánh sáng của đoàn tàu với các toa “đèn sáng trưng, chiếu ánh
cả xuống đường”.
Ba lần đặc tả ánh sáng là ba lần tác giả ngầm ẩn dụ, so sánh cuộc sống ỏ
hiện tại với quá khứ và tương lai của con người. Thực tại thi rõ ràng chẳng hạnh
phúc gì bỏi cái sắc chiều đỏ rực kia sớm chìm vào bóng đêm tĩnh mịch, hiu quạnh.
Chọn thời khắc vào buổi chiều, Thạch Lam không những mang chất thơ buồn vào
trang văn mà còn mang cả cuộc sống tẻ nhạt vật vờ của những mảnh đời nghèo
nhưng chưa đến mức bất hạnh tột cùng của phố huyện lên trang sách.
★
Họ gồm có chín người: Liên, An, chị Tí, cụ Thi, bác Siêu, vợ chồng xẩm, thằng
con xẩm và thằng con chị Tí. Đây là những nhân vật được miêu tả trực tiếp trong
tác phẩm..Ngoài ra cũng còn có chừng mười đến mười lăm người nữa được nhắc
đến vối tư cách là nhân vật thoáng qua; bà lão móm, bác phở Mĩ, ông cửu, bà
210