Page 215 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 215

tượng về cảnh ngộ, con người ở phố huyện trong lòng người đọc.
          Cách sử dụng lời nói luân phiên của nhân vật cũng nhằm khắc hoạ sự tái xuất
      hiện của nhân vật: thoạt tiên là lời An nói với Liên sau đó là Liên (với An),  Liên (với
      chị Tí),  Chi Tí (với  Liên),  Liên  (với An),  Liên  (với An và cũng  như tự nói với  mình:
      “Để mai tính một thể”), cụ Thi (với Liên), An (với Liên), chị Tí (với bác Siêu và cũng
      như tự nhủ với bản thân: “Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?”) bác Siêu (với chị
      TO, An (với  Liên),  bác Siêu  (với mọi  người;  “Đèn ghi đã ra  kia  rồi”),  Liên  (với An),
      An (với Liên), An (với Liên).
          Trong bốn nhân vật được tập trung khắc hoạ ỏ bức tranh phố huyện (An, Liên,
      chị Tí, bác Siêu), An là nhân vật trẻ nhất song có lượt lời thoại lớn nhất,  bằng Liên:
      8/23 lượt.  Chị Tí nói ba lượt,  Bác Siêu  hai lượt.  Hai lượt còn lại là  của cụ Thi điên.
      Các lượt thoại này như phân tích ỏ phần trước, đã đóng vai trò thúc đẩy cốt truyện
      phát triển.  Ngoài  ra  nó  còn  bộc  lộ  tâm  trạng,  giải  thích  cho  nguyên  nhân  hành
      động  ỏ thực tại của  nhân vật...  Hạn chế của  nó là chưa tạo được sức mạnh  ngôn
      ngữ thoại  riêng,  chưa thể tổn tại  độc  lập trong  kiến tạo tác  phẩm  như kiểu  thoại
      của Hê-minh-uê, song ưu điểm của nó là góp phần đắc lực trong việc tạo ấn tượng
      ỏ  người  đọc  về  các  nhân  vật.  Sự luân  phiên  lời  thoại  trong  tác  phẩm  có  giá  trị
      khẳng  định  sự  hiện  diện  của  nhân  vật:  tôi  nói  có  nghĩa  là  tôi  tồn  tại  (ý  của
      lonesco).  Sự tồn  tại  đó  cứ lặp  đi  lặp  lại  nhiều  lần thi  sẽ  khảm  sâu  trong  tâm  trí
      người đọc dấu ấn khó phai mờ.
          Cùng  lời nói,  động tác của  nhân vật cũng  được trình  diễn theo  lối  lặp,  trùng
      điệp. Đấy là  cái nhìn.  Cái nhìn luôn gắn chặt với ánh sáng,  ở Hai đứa trẻ,  Thạch
       Lam trực tiếp miêu tả cái nhìn hơn mười lần; nhìn ra phố, trông thấy, mới thấy, nhìn
      theo, ngước mắt lên nhìn, chúi nhìn, đợi chờ chẳng thấy ai, đứng dậy để nhìn... Từ
       cái nhìn trực tiếp ngoại cảnh, tác giả hướng vào tâm cảnh. Và như thê cái nhìn tâm
       cảnh trùng hợp với miền sáng kí ức. Rồi tất cả hoà trong thực tại, vẫn là sự tiếp nối
       giữa những điều ngỡ như rất khó kết nối,  hệt như mùi vị mẩu bánh  Ma-de-lain mà
       cậu bé Proust ăn điểm tâm vào một sáng nọ đâu đó trên đất Pháp, ánh sáng kí ức
       hội tụ  trong  con  tàu  - con  tàu  mang  Hà  Nội về  cho  chị  em  Liên,  vẫn  là  sự cảm
       nhận của phong cách Thạch Lam đến tinh tế trong màn đêm tĩnh mịch;  âm thanh
       xuất hiện trước ‘liếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi”.  Rồi màu sắc:  “một làn
       khói bừng sáng trắng lên đằng xa”  rồi  lại âm thanh  ‘liếng  hành  khách ồn ào khe
       khẽ”.  Và  đây “tiếng  còi  đã  rít  lên,  và tàu  rầm  rộ đi tới.  Liên  dắt  em  đứng  dậy để
       nhìn đoàn xe vụt qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Liên chỉ
       thoáng trông thấy  những toa  hạng trên  sang trọng  lố nhố những  người,  đồng  và
       kền lấp lánh, và các cửa kính sáng”.
           Chỉ  một  đoạn  văn  ngắn  mà  Thạch  Lam  sử dụng  đến  bốn  [cụm]  danh  từ và
       tính từ chỉ ánh sáng: sáng trưng, chiếu sáng, lấp lánh, cửa kính sáng. Ánh sáng đã
       lên  ngôi.  Ngay  đến  khi  khuất vào đêm  tối,  thì  vẫn  còn  đó  ánh  sáng  của  “nhữhg


       214
   210   211   212   213   214   215   216   217   218   219   220