Page 212 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 212
Lực, cụ Chi, chú lính, cụ Thừa, cụ Lục, ông giáo; hai, ba bác phu; hai, ba người
mang đèn đón chủ,... Nếu xét về nghề nghiệp thì phố huyện hiện lên gần đủ một
cơ cấu hành chính thu nhỏ: quân đội, quan chức, giáo viên, phu, người giúp việc,
người buôn bán, người ăn xin, người điên say rượu,... Cái thiếu của Hai đứa trẻ là
một nhân vật quyền uy, giàu sang, sung túc... Còn cái thừa của truyện là quá
nhiều người nghèo, những người dường như chỉ sống vào chút hi vọng thoảng qua
rất nhanh: chuyến tàu từ Hà Nội về...
Chọn đề tài về những con người nghèo khổ đã cho thấy cái nhìn nhân đạo
của ngòi bút lãng mạn Thạch Lam. Song ông chỉ giống các nhà lãng mạn ở
phương diện đề tài, ở ý thức dũng cảm của cây bút biết vì ai mà sáng tác và ông
cũng khác với những nhà lãng mạn cổ điển (như Huy-gô chẳng hạn) ỏ chỗ đã tái
tạo được ấn tượng, ấn tượng từ nhíjfng con người đánh rơi hoặc sắp đánh rơi lịch
sử. An, Liên, Tí, Thi, Siêu, cho dù có được tác giả ưu ái gọi là chị, là bác, là cụ... thì
họ vẫn dễ lẫn vào vô vàn người Việt Nam có cùng cái tên đó. Họ đánh mất, nói
đúng hơn là bị tước mất họ và tên đệm. Việc làm này của Thạch Lam vô tình,
trùng hợp với cách tân của các nhà hiện đại bậc thầy của thế giới. Chẳng hạn như
cách Franz Káp-ka đặt tên cho nhiều nhân vật trong các tác phẩm của ông: Giô-
dép K. (Vụ án), K. (Lâu đài), ông thầy thuốc (Thầy thuốc nông thôn)... Tuy nhiên,
việc làm của Thạch Lam lại hoàn toàn chủ động ỏ chỗ: những cái tên mĩ miều
(chẳng hạn như Nguyễn Thị Ngọc TO thì sẽ chẳng phù hợp với cuộc sống lam lũ,
chạy vạy từng miếng ăn của họ. Vậy nên Tí, Siêu, Thi,... là đủ nếu cần thì định
danh cho họ theo tuổi tác: cụ, bác, chị,... Song khi muốn định danh theo tuổi tác
thì người thực hiện phải đứng ở một vị trí nhất định nào đó. Chẳng hạn gọi một
người trung tuổi là chú, bác hay cụ... thì người gọi phải là rất trẻ. Như thế điều này
càng góp phần khẳng định người kể chuyện trong Hai đứa trẻ nhìn thế giới xung
quanh theo cái nhìn của Liên và An. Khi kể về Liên, người kể chọn cái nhìn của
An, và ngược lại. Do vậy tuy Liên hãy còn là cô bé, vẫn thích nô đùa cùng bọn trẻ,
“hãnh diện về chùm chìa khóa đeo ỏ thắt lưng”... mà vẫn được gọi là chị. Cách gọi
này vừa biểu lộ tấm lòng yêu quý, trân trọng nhân vật của người kể song cũng cho
thấy điểm nhìn ở vị trí tuổi tác thấp hơn của người kể khi gọi chị Liên. Trong khi đó,
An chỉ được gọi thẳng bằng cái tên trống không, theo cái nhìn của Liên.
Liên là nhân vật đáng trân trọng. Do sớm tần tảo với cuộc đời nên ở cô có nết
chăm chỉ, mối âu lo thường trực. Thử hình dung cảnh hai chị em đơn côi trong cái
“cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu... thuê lại của bà lão móm” để trông hàng. Suốt cả
ngày bán hàng, tối đến Liên “lẩm nhẩm tính tiền hàng” rồi thầm nhủ. “Hôm nay,
ngày phiên mà bán hàng cũng chẳng ăn thua gì...”. Dẫu chỉ miêu tả cuộc sống chị
em Liên trong khoảng thời gian ngắn nhưng ấn tượng ta có được ỏ đây là sự đơn
điệu cứ lặp đi lặp lại hết ngày này sang ngày nọ một cách tẻ ngắt. Phải kiên trì
lắm, can đảm lắm thì chị em Liên mới làm được việc ấy. Chuyện cơm áo làm con
người già đi, tước đoạt ỏ họ bao niềm vui thú dẫu chỉ là vô cùng nhỏ bé.
211