Page 208 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 208
Dòng nội tâm đưa Liên quay về với quá khứ, quá khứ sơ lược không rành rẽ
nên vẫn chưa đủ để ta nhận ra nguyên nhân sâu xa khiến gia đình Liên (gồm cha,
mẹ và em An) về phố huyện: “Cái cửa hàng hai chị em trông là một cửa hàng tạp
hoá nhỏ xíu, mẹ Liên dọn ngay từ khi cả nhà bỏ Hà Nội về quê ở, vì thầy Liên mất
việc. Một gian hàng bé thuê lại của bà lão móm, ngăn ra bằng một tấm phên nứa
dán giấy nhật trình. Mẹ Liên giao cho Liên trông coi vì bà còn bận làm hàng xáo và
buổi tối thì hai chi em cùng ngủ ở đây để trông hàng” .
Trong truyện, ba lần Thạch Lam đảo ngược thời gian từ phô' huyện về Hà Nội.
Cả ba lần đều gắn với công việc hoặc tâm trạng Liên. Hà Nội, sau mỗi lần xuất
hiện lại càng thêm day dứt. Lần thứ nhất [vừa trích dẫn ở trên] chỉ cho ta biết hoàn
cảnh của hai chị em Liên: phải kiếm sống, phải đùm bọc nhau vì thầy mất việc làm
ở Hà Nội. Lần thứ hai thì người kể đã đề xuất sự so sánh ngày trước và bây giờ, Hà
Nội và phố huyện; “Liên nhớ lại khi ở Hà Nội chị được hưởng những thức quà
ngon, lạ - bấy giờ mẹ Liên nhiều tiền, được đi chơi Bờ Hồ uống những cốc nước
lạnh xanh đỏ. Ngoài ra, kỉ niệm còn nhớ lại không rõ rệt gì, chỉ là một vùng sáng
rực và lấp lánh. Hà Nội nhiều đèn quá, từ khi nhà Liên dọn về đây, từ khi có cái
cửa hàng này, đêm nào Liên và em cũng phải ngồi trên chiếc chõng tre dưới gốc
cây bàng với cái tỏi của quang cảnh phố chung quanh” .
“Kỉ niệm nhớ lại...” hành văn đã bắt đầu chuyển sang lời nửa trực tiếp. Người
kể đang dịch chuyển điểm nhìn từ bên ngoài vào nội tâm của Liên. Quá trình vận
động này cho thấy ý thức về cảnh ngộ của Liên về chính bản thân Liêr và con
người nơi phố chợ ngày một tha thiết hơn. Cuộc sống của con người càng buồn
hơn, khổ hơn, cô độc hơn thì giấc mơ về thiên đường, về sự đổi đời càng mãnh liệt
hơn bao giờ hết. Hà Nội là thiên đường của chị em Liên. Giờ đây đã cách xa trong
màn đêm nên nỗi nhớ, nỗi xót xa càng cồn cào da diết...
Lần thứ ba, Hà Nội xuất hiện ngay trong chính độc thoại nội tâm của Liên. Lúc
này điểm nhìn của người kể và điểm nhìn của nhân vật trùng khít nhau: “nhưng họ
ỏ Hà Nội về... Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo”.
*
Những dụng công đặc biệt về ngôn từ đâ khiến Hai đứa trẻ trở thành một
trong những áng văn kiệt xuất của dân tộc. Dễ nhận thấy các hình ảnh trong
truyện thường được khắc hoạ theo phương thức lặp. Tuy mỗi lần lặp đều được xử lí
cho khác đi song chính dụng ý này đã tạo nên hiệu quả ấn tượng về sự đơn điệu,
trì đọng của cuộc sống rất cao. Bên cạnh đó, việc sử dụng lời nội tâm bao giờ
cũng làm giảm tốc độ truyện. Hai đứa trẻ hiển nhiên là có tốc độ trần thuật chậm vì
tính sự kiện ở đây không cao và không có tính xung đột mặc dù biện pháp tương
phản rất được quan tâm.
Ngay cả đối thoại cũng được dựng theo lối kìm tốc độ mặc dù Thạch Lam đã
tỏ ra thiện nghệ khi sử dụng đối thoại như một biện pháp trần thuật. Đối thoại của
207