Page 205 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 205
thể: huyện nhỏ và chiều tà. Những tín hiệu chi tiết hơn cho thấy sự cảm nhận rất
tinh tê và cũng đầy chủ định của con người: nghe tiếng trống, thấy sắc đỏ (chứ
không thấy mặt trời) thấy đám mây hồng... Nhưng liệu có phải đây là cảm nhận
của người kể không? Đoạn văn tiếp theo sẽ cho ta lời giải đáp:
“Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran
ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào... Liên ngồi yên lặng... Liên không hiểu
sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”.
Đối tượng được miêu tả của đoạn văn này là con người: Liên, tư thế: “ngồi yên
lặng”, tàm trạng: “buồn man mác”... Thì ra khung cảnh Lruyệri, ngay từ đầu đã
được đọc qua mắt Liên. Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh đôi mắt lại xuất hiện
ngay sau tư thế ngồi của nhân vật; “đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần.” Vậy nên
hình khối và màu sắc là sản phẩm tất yếu từ sự tiếp nhận hiện thực này.
Chìa khoá để mở cánh cửa của câu chuyện được đặt tại đây, ở nhân vật Liên
với hai động thái cảm nhận: bằng năm giác quan và cả bằng trực giác: nỗi buồn
rất lãng mạn, buồn man mác vì chưa hiểu duyên cớ.
Cái thuật biến ngoại cảnh thành tâm cảnh đã đưia độc'giả bước ngay vào tâm
hồn nhân vật và vào không khí tâm trạng của trụyện. Mà một khi lấy tằm trạng, nội
tâm nhân vật làm chỗ dựa để trần thuât thì không thể nào người kể lại có thể thoát
khỏi lô-gích vận động nội tâm. Ây là sự nhảy cóc hoặc tỉnh lược sự kiện của dòng
tư duy. Điều này khiến cho toàn bộ hành động bên ngoài của nhân vật đều bị dòng
vận động nội tâm chi phối. Vậy nên, suột thiện truyện Liên là người ít nói. Cô bé là
một nhân vật tâm trạng. Và lời nói của Liên, đòi lúc lại không hợp lỏ-gích với mạch
trần thuật. Hiện tượng này tạo nên sự phi li: ngồ/ trong mà cứ ngỡ như ngồi ngoài
‘Ta ngồi đây”, chúng tôi đã nêu ồ phẩn trước. Đó chính là sự lơ đãng của Liên bởi tại
thời khắc chuyển ngày ấy, tâm hồn Liên bỗng nao nao buồn.
Sự tĩnh lược không chỉ đứợc thực hiện ỏ ngôn từ đối thoại mà còn cả ở ngôn từ
miêu tả. Phép tỉnh luợc do nội tâm này dễ khiến câu văn mang âm điệu của thơ.
Nói cách khác nếu bố trf theo kiểu câu thơ thì nhiều đoạn trong Hai đứa trẻ có thể
được tiếp nhận theo kiểu thơ;
“Chợ họp giữa phố vãn từ làu.
Người về hết
Và tiếng ồn ào cũng mất'.
hoặc; “Chiều, chiều rồi.
Một chiều êm ả như m,
văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đổng ruộng
theo gió nhẹ đưa vào”.
Như thế, tâm cảnh đã chi phối đặc điểm câu văn Hai đứa trẻ. vần điệu và
nhạc tính... thấm đẫm đa số câu văn của tác phẩm, khiến toàn thiên truyện tựa
một bài thơ văn xuôi về cảnh ngộ của xóm nghèo nơi phố huyện.
204