Page 200 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 200

HAI ĐỨA TRẺ

                                                               T H Ạ C H   LA M
      A. K IẾ N  THỨC BỔ TRỢ
      I- Tác  giả:  Thạch  Lam  (1909-1942) thuộc  nhóm Tự Lực văn  đoàn,  ông  còn
  có bút danh khác là Việt Sinh.
      Thạch  Lam  tên  thật  là  Nguyễn  Tường  Vinh  (sau  đổi  thành  Nguyễn  Tường
  Lân), sinh năm  1909, quê nội ở làng cẩm Phô,  Hội An, Quảng  Nam, quê ngoại ỏ
  thị trấn  Cẩm  Giàng,  huyện  cẩm  Giàng,  Hải  Dương.  Thuỏ  nhỏ,  Thạch  Lam sống
  với gia đình ỏ quê ngoại, sau đó theo cha chuyển sang Thái Bình tiếp tục bậc tiểu
  học.  Lớn  lên,  ỏng  cùng  gia  đình  chuyển  ra  Hà  Nội,  học  trường  Canh  Nông,  rồi
  trường Trung học An-be Xa-rô.
      Thạch Lam bắt đầu hoạt động vàn học từ 1932. ông tham gia biên tập các tờ
  tuần báo Phong hóa, Ngày nay. Thạch Lam mất vì bệnh lao năm 1942 tại Hà Nội.
      II- Phong  cách: Thạch Lam là cây bút truyện ngắn tài hoa. ông đã tạo được
  tên tuổi ngay từ tập truyện ngắn đầu tay Gió đầu mùa.
      Truyện của Thạch Lam thuộc dạng không có cốt truyện rõ rệt theo kiểu truyền
  thống, nhưng rất giàu chất thơ và tình thương người. Chất liệu trong truyện của ông
  gần gũi với đời thường, chân thật và bình dị hơn so với các nhà văn Tự Lực khác.
      Thạch Lam quan niệm dùng ngòi bút tấn công vào những cái “giả dối” và ‘1àn
  ác” để xây dựng nên một xã hội tốt đẹp hơn. Tác phẩm của ống chủ yếu phản ánh
  cuộc  đời  nghèo  khổ của  những  người  dân thường,  đồng  thời  ca  ngợi  những  đức
  tính tốt đẹp của  họ  như lòng thương  người,  nghị lực,  bản tính  lương thiện,... và cả
  những ước mơ tuy giản dị nhưng cao đẹp của những con người nhỏ bé đó.
      Thạch Lam sáng tác không nhiều, ông để lại các tác phẩm, bao gồm, truyện
  ngắn:  Gió  đầu mùa  (1937),  Nắng trong  vườn  (1938),  Sợi tóc (1942);  tiểu  thuyết:
  Ngày mới (1939), tập tiểu luận:  Theo dòng (1941) và tập bút ký:  Hà Nội băm sáu
  phố phường (1943).
      III- Xuất xứ;  Hai đứa  trẻ  được  in  trong  tập  Nắng  trong  vườn,  xuất  bản  năm
  1938.
      B. TIẾ P  CẬN V Ă N  BẢN

      I - Ân tượng phố huyện “ Hai đứa trẻ”
      Ấn tượng về Hai đứa trẻ của cái phố huyện vô danh đó trước hết là ấn tượng
  về những chi tiết không được lô-gích lắm. Điều bất hợp lí đầu tiên là vị trí của  Liên
  ngồi  nơi  đâu  khi  mở truyện.  Đoạn  đầu  thì  đưa  tín  hiệu  “trong  cửa  hàng”,  lát sau
  không có tín hiệu cho thấy Liên đã di chuyển song lại có câu  Liên bảo An “Em ra
  ngồi đây với chị kẻo ỏ trong ấy muỗi”. “Ngồi đây” theo lô-gích là đối lập với ‘1rong
  ấy”,  có  nghĩa  Liên đã  rời  ‘1rong  ấy”  ra  “ngoài  này”.  Ấy thế mà  ngay sau  câu  nói


                                                                         199
   195   196   197   198   199   200   201   202   203   204   205