Page 199 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 199

này đi  áp  bức một dân tộc khác. Điểu đó thặt  phi  lí.  Và  càng  phi  lí hơn,  núp dưới
       chiêu  bài  “khai  sáng” ,  ‘Iruyền  bá  văn  minh”  người  Pháp  cho  dân  An  Nam  cái
       “quyền” ...  “uống  nhiều  rượu”  và  “hút  nhiều  thuốc  phiện” .  Câu  hỏi  bỏ  lửng  của
       Nguyễn ái Quốc ỏ đây thật là  mỉa  mai,  đau xót. Từ khung  cảnh  ấy tác giả gợi  lại
       chuyện vua  Thuấn,  vua  Pi-e.  Đây  cũng  là  phép  đối thoại  nữa  của  văn  bản.  Nếu
       đối thoại giữa vua An  Nam và Tổng thống  Pháp là  kiệu đối thoại tương  đồng;  cả
       hai đều  bịp bợm,  thì  đối thoại giữa vua An  Nam và  hai vị Thánh vương trên được
       đặt trong thế tương  phản. Điểm  giống  nhau  giữa  họ  là  cải trang để vi  hành.  Vua
       Thuấn cải trang làm dân cày. Vua  Pi-e cải trang làm thợ. Trong lúc cải trang, các
       bậc vua  hiền ấy đều thực hiện  mục đích cao cả. Vua An  Nam thì không cải trang
       và việc vi  hành của ông ta cũng là do đôi trai gái  Pháp kia tự nghĩ ra  mà thôi. Từ
       đầu đến cuối, ông vua ấy không hề có một thay đổi  nào, trước sau ông ta vẫn cứ
       trong lốt vua,  vẫn cứ đạp lên  nỗi đau của dân tộc để tận hưởng lạc thú cho riêng
       mình. Đối lập với vua Thuấn và vua  Pi-e, vua An Nam càng thêm thảm hại, đáng
       cười.
           Điểm đáng lưu ý ỏ câu chuyện này là tại sao đôi trai gái người Pháp kia không
       nhầm lẫn một ai khác mà lại nhầm lẫn chính tôi (trong trường hợp này tôi ấy rất có
       thể là  Nguyễn ái Quốc) là  hoàng đế An Nam? Dòng chảy ngầm của  mạch truyện
       đã thực hiện một cú hoán vị độc đáo. Nếu  Tõi - người chiến sĩ vì độc lập tự do cho
       dân tộc ấy trong mắt dân  mẫu quốc là vua thì bất cứ ai vì dân tộc cũng sẽ là vua
       theo nghĩa vi hành chân chính.
           Câu  chuyện,  toàn  bộ không  một lần  nhắc đến cái tên  Khải Định.  Tác giả chỉ
       sử dụng các cụm từ để định danh “hắn đấy” như sau: “đấng Hoàng thượng”, “anh
       vua”,  “nhà  vi hành” , “ngài”, “hoàng để’.  Những đại từ này gián tiếp nhắc đến ông
       vua  An  Nam  chứ chưa  một  lần  Vi hành  gọi trực tiếp  ra.  Do  vậy,  vị  vua  ở đây  là
       hoàn toàn phiếm chỉ. Nguyễn ái Quốc không gọi ông vua ấy là Khải Định. Các nhà
       nghiên cứu theo khuynh hướng Xã hội học, đối chiếu thời điểm xuất hiện văn bản
       và  thời  điểm  lịch  sử cụ  thể  của  Việt  Nam  để xác  định  vị  vua  vi hành  ấy  là  Khải
       Định. Điều này đúng nhưng nếu chỉ tập trung phê phán Khải Định không thôi thì sẽ
       làm  nghèo đi  những tầng ý nghĩa uyên thâm của câu chuyện.  Không đề cập đến
       một cái  tên  của  một vị  vua  cụ  thể  nào,  Vi hành  sẽ  là  chuyện  mang  ý  nghĩa  đối
       thoại với cái xấu, thói ích kỉ, sự đồi bại của con người nói chung.
           Nhân Khải Định sang Pháp dự Đấu xảo thuộc địa Mác-xây (1922),  Nguyễn ái
       Quốc viết  Vi hành.  Chuyện  tập  trung  phê  phán  một  ông  vua  bù  nhìn  nhưng  bối
       cảnh truyện thì  rộng  mở  hơn  nhiều.  Tác giả  đã  để  cập đến  những  vấn  đề  mang
       tầm quốc gia và nhân loại.  Dưới hình thức thư,  Vi hành là câu chuyện cười ra nước
       mắt của cảnh ngộ làm một người dân nô lệ. Tiếng cười của  Vi hành vì thê đã bao
       hàm ý nghĩa thức tỉnh. Và nhờ đó,  Vi hành sẽ trường tồn theo thời gian.

                                                                   LÊ HUY BẮC

        198
   194   195   196   197   198   199   200   201   202   203   204