Page 195 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 195
Tuy nhiên, thiết nghĩ cũng cần thừa nhận rằng, đối thoại của Vi hành không
phải bỗng nhiên mà xuất hiện. Văn xuôi viết bằng chữ Hán của người Việt, từ xưa
đã biết sử dụng đối thoại như một biện pháp nghệ thuật để khắc hoạ nhân vật,
phản ánh thời đại và thể hiện tư tưởng của tác giả. Đọc Việt điện u linh tập, Lĩnh
nam chích quái lục,... chúng ta sẽ thấy rõ điều đó. Vậy thì, chính nền tảng văn hoá
dân tộc đã chắp cánh cho sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn ái Quốc. Tuy nhiên
chúng ta không thể phủ nhận việc Nguyễn ái Quốc học tập nhũmg thành tựu tự sự
nước ngoài.
Trước hết, truyện ngắn Vi hành được viết dưới dạng một bức thư. Đặc điểm
thư được thể hiện ngay ở phụ đề: Trích “Những bức thư gửi cô em họ” do tác giả tự
dịch từ tiếng Nam. Song, khi đọc toàn bộ truyện, ta thấy dấu ấn của thể loại thư ấy
rất ít. Đây là nét độc đáo nữa của Vi hành.
Thế kỉ XVIII, văn học phương Tây xuất hiện loại tiểu thuyết viết dưới dạng
những bức thư. Giuy-li hay nàng Hê-lõ-dơ mới (1761) của Giăng Giắc Ru-xô, Nỗi
đau khổ của chàng Véc-te (1774) của Gớt... điển hình cho loại tiểu thuyết này.
Đến thế kỉ XX, Hê-minh-uê cũng sáng tác truyện ngắn theo kiểu một bức thư: Một
độc giả viết. Vi hành xuất hiện vào nàm 1923, Một độc giả viết được in vào năm
1933. Sự chênh lệch nhau 10 năm này chứng tỏ sự tương đồng nghệ thuật giữa
Nguyễn ái Quốc và Hê-minh-uê. Đấy là tương đồng đồng đẳng chứ không phải
tương đồng phụ thuộc.
Sự khác nhau giữa hai truyện ngắn còn ỏ chỗ, nếu truyện của Hê-minh-uê có
đề ngày tháng năm và kết thúc có kính thư, tức những quy ước bắt buộc của một
lá thư thì truyện của Nguyễn ái Quốc đã cắt bỏ hết quy ước hình thức ấy (không đề
ngày tháng, lời chào cuối thư...) mà chỉ giữ lại yếu tố cơ bản nhất: đối thoại.
Nguyễn ái Quốc trong bức thư xưng tôi đối thoại trực tiếp với cô em họ, “Đấy, cô
em họ thân mến của tôi! Tỏi đã thuật lại y nguyên câu chuyện giữa một đôi bạn trẻ
ngổi cùng toa xe với tôi”.
Qua sự xuất hiện của tôi - người kể chuyện trẽn - ta có thể xác (ĩmh một sô vị
trí và đặc điểm của câu chuyện - một đôi bạn trẻ đối thoại với nhau về nhân vật
hắn vắng mặt mà họ nhầm lẫn tôi chính là hắn, tôi kể lại chuyện ấy cho cô em họ,
không gian thực của truyện là trên một toa xe nhưng không gian ẩn thì lại bao trùm
một không gian rộng lớn từ nước An Nam cho đến Pháp quốc. Tính chất truyện là
thuật lại y nguyên câu chuyện nhưng đằng sau lại là nhiều câu chuyện khác. Qua
đó ta thấy Vi hành đan lồng nhiều tầng đối thoại, đối thoại giữa đôi trai gái người
Pháp và đối thoại giữa tôi và cô em họ người Nam. Đối thoại trước là đối thoại
song phương (hai người cùng tham gia thoại), đối thoại sau là đối thoại đơn
phương (không co lời của cô em họ). Với đặc điểm thư, Vi hành tạo nên một đối
thoại lớn hơn các kiểu đối thoại trên. Đó là đối thoại ngoài văn bản, đối thoại giữa
tác giả và độc giả. Nếu ở các hình thức tự sự khác, đối thoại giữa văn bản và người
194