Page 198 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 198
Pháp và am hiểu mọi lẽ cao quý hay thấp hèn, đáng cười hay đáng khóc, vinh hay
nhục... của lẽ đời.
Vi hành có hai lớp nhân vật. Lớp xuất hiện trực tiếp là tôi, là đôi trai gái người *
Pháp. Lớp xuất hiện gián tiếp là cô em họ, vua nước An Nam, vua nước Pháp...
NhưPg tư tưởng chủ đề chính của câu chuyện lại tập trung vào ba nhân vật: vua
An Nam, vua Pháp và tôi - chiến sĩ cộng sản. vấn đề cốt lõi được đặt ra ở đây là
quan hệ giữa hai quốc gia Pháp - Việt.
Đến đây ta thấy Vi hành đề xuất cuộc đối thoại lịch sử mang tầm quốc gia.
Trong đó, vua Pháp thì cưỡng chế vua Việt, còn dân Pháp thì cho bất kì dân da
vàng nào ở Pháp cũng đều là vật mua vui cả. Vậy nên toàn bộ câu chuyện là tiếng
cười dài về thân phận của người dân, của ông vua một nước bị nô lệ. Song đấy
cũng là tiếng cưòi châm biếm sự xảo trá, trịch thượng của thầrị dân mẫu quốc.
Cốt lõi tiếng cười là sự nhầm lẫn. Nhầm lẫn ở Vi hành dược khai thác ở hai
mặt đối lập: Một ông vua hoang đàng trong mắt đỏi trai ụá\ Pháp là đang vi hành,
thực hiện hành động cao cả, là học hỏi jyỗq minh tịến bộ ỏ nước người mang về
dạy cho dân mình và một chiến sĩ cộng sản đang đấu ỉranh giải phóng dân tộc bị
nhầm là vua nên được mẫu quốp.^ử người đi ‘‘bảo hộ” theo kiểu rình mò của mật
thám, ở đây, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật đánh tráo để đối thoại với thực
dân Pháp về hai vấn đề: vua bù nhìn và thân phận ngựời chiến sĩ chân chính đấu
tranh cho độc lập của nước nỊịà. Bịặn pháp đánh tráo lần thứ nhất được thực hiện
khi một người bình thường, da vàng được tưỏng là vua, ‘‘Đến nay, tất cả những ai ỏ
Đông Dương có màu da trắng đểu là những bậc khai hoá, thì bây giờ đến lượt tất
cả những ai có màu da vàng đều trô thành hoàng đế ỏ Pháp” và lần đánh tráo thứ
hai xảy ra lúc, vì nhà vua “vi hành” theo kiểu thường dân nên chính phủ bảo hộ
phải phái các nhà chức trách theo “hộ giá”, “Cái vui nhất là ngay đến Chính phủ
cũng chẳng nhận ra được khách thật của mình nữa, và để chắc chắn khỏi thất thố
trong nhiệm vụ tiếp tân, Chính phủ bèn đối đãi vối tất cả mọi người An Nam vào
hàng vua chúa và phái tùy tùng đi hộ giá tuốt!”
Một người dân An Nam bình thường phút chốc trở thành vua và một vị vua lại
hoà lẫn trong đám người nô lệ, thuộc địa ấy. Tất cả là do chuyện vi hành mà ra.
Quả là dân Pháp giàu trí tưởng tượng. Lợi dụng chuyện nhầm lẫn đó mà Nguyễn ái
Quốc đã giáng một đòn chí tử vào sự hèn hạ của một ông vua hề và của cả người
đứhg đầu đế quốc đang dương dương tự đắc với việc bảo hộ cho xứ man di An
Nam, ‘Tôi không được rõ ý đồ nhà “vi hành” của chúng ta ra sao. Phải chăng ngài
muốn biết dân Pháp, dưới quyền ngự trị của bạn ngài là A-lếch-xăng đệ nhất, có
được sung sướng, có được quyền uống nhiều rượu và được hút nhiều thuốc phiện
bằng dân Nam, dưới quyển ngự trị của ngài, hay không?”
Đến đây, đối thoại không còn là chuyện riêng tư giữa hai anh em nữa, không
còn mang tính chất gia đinh mà đã vượt sang địa phận quốc gia, dân tộc. Dân tộc
197