Page 196 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 196

đọc ít khi rơi vào đối thoại trực tiếp mà thường là dạng đối thoại  ngầm thông qua
   việc thức tỉnh lương tri, trí tuệ của  người đọc thì với  hình thức thư,  nhân vật tôi dễ
   đối thoại trực tiếp với  ngưòi  đọc.  Người  đọc khi tiếp xúc với văn  bản sẽ  nhập vai
   vào vị trí đối thoại thứ hai là bạn, đối thoại với tôi. Đặc tính này khiến  Vi hành, một
   câu chuyện hư cấu, trỏ nên gần gũi hơn với hiện thực và khiến người đọc thêm tin
   cậy điều được kể ra.
       Đối thoại của  Vi hành,  hầu hết được xây dựng theo lối tàng cấp. Tác giả hoặc
   là sử dụng những từ chỉ mức độ so sảnh hơn, ‘1rống hắn có vẻ nhút nhát hơn, lúng
   ta  lúng túng hơn cơ,  có cả,  thi đeo đầy...”  hoặc là dùng  những từ với tần suất lặp
   cao,  ‘Vẫn  cái  mũi  tẹt,  vẫn  đôi mắt xếch  ấy,  vẫn  cái  mặt  bủng  như vỏ  chanh...” .
   Điều  này  tạo  nên  nét độc  đáo  cho  nghệ thuật  miêu  tả:  vừa  khắc  hoạ  diện  mạo
   nhân vật, vừa hàm ý giễu cợt.
       Bên cạnh đó, ở đối thoại tác giả còn sử dụng nhiều hình thức đặt câu hỏi theo
   lối khẳng (ĩmh.  Những  kiểu đối thoại bằng câu hỏi này không nhằm hướng đến lời
   đáp  mà  ngầm  hướng đến sự chấp thuận của đối tượng tham gia  đối thoại. Xét từ
   phía nhân vật (đôi trai gái trên xe lửa) trong số chín câu hỏi được họ nêu ra thì có
   đến bốn câu thuộc loại này, ‘Thế em còn nhớ buổi dạ hội thuộc địa ở Nhà hát Ca
   vũ  đấy chứ (?)...  Hôm  nay chúng  mình có  mất tí tiền  nào đâu  mà  được xem vua
   đang ngay cạnh?”.
       Các câu hỏi còn lại được thực hiện theo hướng đề xuất sự tương phản. Tương
   phản về vàn  hoá, qua đó tác giả gián tiếp nói đến sự đối lập về quyền con  người,
   ở đây, Nguyễn ái Quốc đã tiến hành một cuộc đối thoại văn hoá ngoạn mục nhằm
   nêu bật vai hề rẻ tiền của Hoàng thượng An Nam: Ngài khoe của, Ngài đeo đầy đồ
   trang sức,  những thứ mà  người Pháp chỉ vin vào để nổi tiếng vào các thế kỉ trước
   như Mò-li-e hay Grăng-đê của Ban-dắc,... chứ bây giờ cái mốt nổi tiếng của người
   Pháp là “cố tình đánh mất” đám châu báu ấy đi “để được báo chí nói đến và thế là
   được trở thành một ngôi sao” .
       Ngitòi con trai lại đưa ra giả thuyết “Thế hay là hắn đã đem tất cả các thứ đó
   đến tiệm cầm đồ rồi?  Nhưng  mà  nhìn  kĩ xem  kìa!  Chẳng  phải vẫn cái mũi tẹt ấy,
   vẫn  đôi  mắt xếch ấy, vẫn  cái  mặt bủng  như vỏ chanh'^> ấy đấy à?  (...)  có  khi đã
   gửi tuốt ỏ kho hành lí nhà ga,  để đi chơi vi hành đây” .  Người thì không thể nào gửi
   ỏ kho hành lí nhưng nhân vật người con trai đã đưa ra  lời đáp  như thế thì ta đã rõ
   anh ta xem thường Hoàng thượng An Nam và đám quân hầu kia biết nhường nào.
   Những  người  hầu ấy đồng nghĩa với đồ vật. Yếu tố mỉa  mai ỏ đây không chỉ dành
   riêng cho nền văn hoà khoe của xuẩn ngốc của đám vua quan kia  mà còn hướng




   (1) Vỏ chanh ở châu Au  màu  vàng bủng.  Chi  tiết nói  lên  đầu  óc  phân  biệt chủng tộc
      của một số ngưòi Pháp, miệt thị các dân tộc có màu da khác.

                                                                          195
   191   192   193   194   195   196   197   198   199   200   201