Page 194 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 194
- Đâu phải!
- Đúng mà! Anh đã bảo là chính hắn đấy.
- Chắc thật à...?”
Chúng ta chưa thấy chủ thể của thoại. Đây là đặc điểm tiêu biểu của đối thoại
hiện đại, nhà văn xoá mờ dấu ấn chủ thể của thoại. Những đối thoại theo kiểu này
gây được tác động trực tiếp đến người đọc bởi nó khiến họ băn khoăn về việc “ai
nói” và “nói điều gì”. Kiểu thoại này nở rộ vào những năm 20 của thế kỉ XX. Nhà
văn được giới nghiên cứu - phê bình xếp vào đỉnh cao trong lĩnh vực thoại của thế
giới lúc đó là E-nét Hê-minh-uê Hemingvvay. Hê-minh-uê có nhiều truyện ngắn
được xây dựng trên đối thoại. Cách viết này đã mở ra một kỉ nguyên mới trong
sáng tạo nghệ thuật. Đoạn đối thoại tiêu biểu dưới đây tái hiện một âm mưu giết
người;
Rốt cuộc thì chuyện này là thế nào?
- Ê, AI,- Max gọi, - Anh chàng thông minh muốn biết rốt cuộc chuyện này là
thế nào.
- Sao mày không kể cho hắn nghe? - giọng của AI vọng ra từ bếp.
- Mày nghĩ là chuyện gi?
- Tôi không biết.
- Mày nghĩ gì?
Max vẫn dán mắt vào gương trong lúc nói.
- Tôi sẽ không nói.
- Ê, AI, anh chàng thông minh bảo hắn sẽ không nói ra điều hắn.đoán về vụ
này.”<'>
Bản chất của đối thoại đâ bao hàm tính vấn đề trong nó. Mở đầu Vi hành
bằng đối thoại, Nguyễn ái Quốc đã đặt ra sự tranh luận. Tranh luận về việc có phải
hắn hay không? vẻ mơ hổ trong đối thoại và trong cả đối tượng được đối thoại đã
đưa phong cách tự sự của Nguyễn ái Quốc lên ngang hàng những cây bút tự sự
xuất sắc đương thời của thế giời. Vi hành được viết bằng tiếng Pháp, đàng trên
báo Pháp vào 1923, thuỏ mà Hê-minh-uê sang Pháp tập tành sáng tác,
theo đuổi nghiệp vàn chương. Nguyễn ái Quốc khi ấy cũng ỏ Pháp nhưng mục
đích của Người là giải phóng dân lộc chứ không phải là văn chương. Người viết Vi
hành là để đả kích - châm biếm một ông vua An Nam bù nhìn, trơ trẽn và các nhà
cầm quyền Pháp xảo trá, ngoa ngôn. Trong môi trường văn hoá Pa-ri thời ấy,
bằng tài năng của minh, Nguyễn ái Quốc đã bắt đúng nhịp tư duy hiện đại của văn
xuôi. Và như thế, chỉ vẻn vẹn vài trang nhưng truyện ngắn Vi hành đã mang kích
thước to lớn của nhũmg áng văn khơi nguồn. Vậy nên, Nguyễn ái Quốc xuất hiện
trên văn đàn với tư cách là một đại diện tiêu biểu cho văn học Việt Nam.
(1) Những kẻ giết người in trong Tác phẩm Hê-minh-uê: truyện ngắn uà tiếu thuyết, Lê
Huy Bắc và Đào Thu Hằng tuyển dịch, NXB Giáo dục, 1999, tr. 114.
193