Page 190 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 190
khúc mỏ đầu. Chuỗi âm li-la li-la li-la kết thúc bài thơ gợi liên tiếng vang của chùm
hợp âm vĩ thanh, sau khi phần chính của bản nhạc đã được diễn tấu xong hoặc khi
ca khúc đã dừng lời. Việc “cấy” nhạc vào một bài thơ trong trường hợp tưởng mộ
Lor-ca, nhà thơ, nhạc sĩ, hoạ sĩ, nhà cách tân sân khấu sẽ mang ý nghĩa của một
sự kính trọng và tri âm.
N G U YỄN V Ă N PHƯỢNG
II- Bút pháp siêu thực trong Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo
Đàn ghi ta của Lor-ca là bài thơ thể hiện cách tân lớn của Thanh Thảo, dẫu có
chịu ảnh hưởng của các bút pháp ấn tượng, tượng trưng nhưng chính kĩ thuật siêu
thực mới thực sự quyết định giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
Nghệ thuật siêu thực tập trung ỏ cái nhìn, một cái nhìn đặc biệt, không phân
biệt sự vật hiện tượng trong không gian thời gian, không phân biệt các yếu tố trừu
tượng hay cụ thể. Chính sự phá vỡ các vách ngăn thông thường của các sự vật
hiện tượng theo tri nhận cả ngàn đời nay của nhân loại đã mang lại cho ngôn ngữ
thơ siêu thực sức mạnh ki diệu đó. Chiếc “áo choàng đỏ gắt” gợi vẻ ngang tàng,
khí phách của Lor-ca và của nền văn hoá đấu bò của Tây Ban Nha, đồng thời gỢi
cái chết bi thảm của người nghệ sĩ khao khát tự do, khao khát cách tân nghệ thuật.
Từ cái nhìn này, thơ siêu thực tạo nên những kết nối ngẫu nhiên: ‘liếng ghi ta
nâu / bầu trời cô gái ấy” . Giữa “tiếng ghi ta” và “bầu trời” và “cô gái” khó có thể nói
có sự tiếp xúc liền kề trực tiếp mà phải qua một hoặc nhiều liên tưỏng trung gian,
thì giữa chúng mới có sự nối kết nhân quả với nhau. Kĩ thuật liền kề này thực chất
là đả phá trật tự tuyến tính trong tư duy thơ trưốc đó. Người viết đề cao lối tư duy
đồng hiện, đặc biệt là đồng hiện của những mảng không gian rất xa cách nhau,
tuân thủ dòng chảy tự do của tư duy liền kề, tổng hợp vốn là bản chất của tư duy
phi chuỗi trong nhận thức thế giới khách quan của con người.
Nghệ thuật ngôn từ lúc này không diễn ra trong thời gian như vốn có mà diễn
ra trong không gian, nơi màu sắc, bố cục của màu sắc, âm thanh được chú trọng:
“giọt nước mắt vầng trăng / long lanh trong đáy giếnự’. Những câu thơ này thiên
về gợi hình (giọt nước mắt, vầng trăng, đáy giếng). Chúng chiếm lĩnh không gian
và tạo ra các không gian tiếp nối. Vì lẽ này, thơ siêu thực hấp dẫn người đọc theo
lối của một bức tranh. Bức tranh được nhìn từ nhiều góc độ theo cách của các nhà
Lập thể vốn rất thân thuộc với các nhà Siêu thực.
Cảnh Lor-ca bị hành hình là cảnh vừa thực vừa tượng trưng. Nghệ thuật siêu
thực dung hợp nhiều hình tượng thuộc các vỉa tầng văn hoá khác nhau. Hlnh ảnh
thực: “bỗng kinh hoàng / áo choàng bê bết đỏ”, diễn tả nỗi thảng thốt trước cái
chết, trước thế lực bạo tàn nhẫn tâm kết liễu một con người mà suốt đời sống vì
yêu thương, vì tổ quốc của mình. Hình ảnh tượng trưng: “tiếng ghi ta nàu... tiếng
189