Page 187 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 187

Cái chết của  Lor-ca  là  sự kiện  gây chấn động  lớn  không  chỉ ỏ Tây Ban  Nha
       mà còn với toàn thế giới, không chỉ với lúc bấy giờ mà còn âm vang tới nhiều năm
       sau. Thanh Thảo muốn phục sinh thời khắc bi tráng đó, tỏ thái độ ngưỡng mộ, đau
       xót  và  qua  đó  xây  dựng  biểu  tượng  nghệ  thuật  Lor-ca  qua  một  hình  ảnh  quen
       thuộc mà độc đáo: đàn ghi ta.
           b/ Về hình thức
           Với  Lor-ca,  người được coi như một trong  những bậc thầy của thi ca  hiện đại
       thế giới, đại diện tiêu biểu cho một thế hệ nghệ sĩ mới đầy tinh thần công dân và ý
       thức cách tàn nghệ thuật nên với bài tưởng mộ của mình Thanh Thảo không muốn
       dừng lại ở hình thức thông thường, ông thể nghiệm một hình thức mới,  gần gũi với
       dòng mạch tượng trưng và siêu thực (mà F.G.  Lor-ca là một thành viên) tạm gọi là
       kết hợp và giao hoà: kết hợp giữa tự sự và trữ tình, giữa thơ và nhạc, giữa màu sắc
       thơ viếng  phương Đông và chất bi tráng trong  nhạc giao hưởng phương Tây, giữa
       hệ thống thi ảnh Lor-ca và hệ thống thi ảnh của chính tác giả. Tất cả lại được đưa
       vào một cấu trúc mới cũng mang tính chất kết hỢp và giao hoà: giao hoà giữa tính
       liên tục trong cốt tự sự với tính giàn đoạn trong suy cảm và ngôn ngữ thơ.
           c/ Sức gợi của hệ thống hình ảnh
           - Đoạn thứ nhất:  Hình ảnh  Lor-ca được giới thiệu bằng  những  nét chấm  phá,
       phần nào chịu ảnh hưởng của trường phái ấn tượng:
           những tiếng đàn bọt nước /  Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt /  li-la li-la li-la ỉ  đi
       lang thang  về miền  đơn độc /  vối vầng tràng chếnh  choáng /  trên yên ngựa  mỏi
       mòn...
           Những  hình  ảnh tương  phản vừa  giúp ta  hình  dung về  Lor-ca  vừa  gợi ta  liên
       tưởng đến  khung  cảnh của  một đấu trường.  Nhưng  ỏ đấy  không  phải đấu trường
       với cuộc đấu  giữa  võ sĩ với  bò tót mà  một đấu trường đặc biệt với cuộc đấu giữa
       khát vọng  dân chủ  của  công dân  Lor-ca  với  nền chính trị  độc tài,  của  khát vọng
       cách tân  nghệ thuật trong  chàng  nghệ  sĩ Lor-ca  với  nền  nghệ  thuật  già  nua.  ở
       đó,  nhìn  theo  góc  độ  nào  cũng  vẫn  chỉ thấy  con  người  tự do  và  nhà  cách  tân
       nghệ thuật thật mong manh và đơn độc.
           - Đoạn thứ hai;
           Tây Ban Nha /  hát nghêu ngao /  bỗng kinh hoàng /  ào choàng bê bết đỏ /  Lor-
       ca bị điệu về bãi bắn /  chàng đi như người mộng du /  tiếng ghi ta nâu /  bầu trời cô
       gái ấy /  tiếng ghi ta lá xanh biết mấy /  tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan /  tiếng ghi ta
       ròng ròng/máu chảy
           Cái chết bất ngờ đến với Lor-ca. Con người trong sạch và vô tội ấy dù luôn bị
       ám ảnh về cái chết của chính  mình, vẫn  không thể nghĩ là  nó lại đến sớm thế và
       đến vào lúc chàng không ngờ nhất, cảnh Lor-ca bị hành hình với nhCmg diễn biến
       phũ phàng lúc đầu được diễn tả bằng hình ảnh thực: áo choàng bê bết đỏ, sau đó



       186
   182   183   184   185   186   187   188   189   190   191   192