Page 186 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 186

Tóm lại, thi ca hiện đại, đặt lại vấn đề cái tôi, xây dựng một cái tôi mớ; như có
    người  đã  gọi  bằng  thuật  ngữ đa  ngã  (le  moi  multiple)  và  cả  nỗ  lực  tìm  kiếm  và
    khám phá một cái tôi chưa biết (le moi inconnu) với khát vọng tạo lập mối quan hệ
    tương  giao  giữa  con  người  nhất  thời  với  con  người  muôn  thuỏ  nhằm  kiếm  tìm
    những kinh nghiệm mới trong quan sát và cảm nhận để diễn đạt những điều không
    thể hay rất khó diễn đạt cíja thế giới hiện đại.
        Về cấu trúc, theo nhìn  nhận của nhiều  nhà  nghiên cứu, thơ tượng trưng,  siêu
    thực  rời  bỏ  hình  thức  thẳng  (íorme  linéaire)  chuyển  sang  hình  thức  nổi
    (typographique),  hay  hình thức âm thanh,  đi vào cấu trúc không  gian,  không vần
    (non vers), đảo lộn ngữ pháp cổ điển; cắt chữ, phân câu theo một trật tự mới, sáng
    lập  ra  ngôn  ngữ cách  tân,  dựa  trên  ngữ căn  học.  Phong  cách  này  bắt  nguồn từ
    quan niệm thẩm mỹ và triết lí gián đoạn, đối lập với quan niệm thẩm mỹ đối ngẫu,
    song  song  hay  tuyến  tính,  liên  tục  hiện  diện  trong  văn  chương  trong  mấy  trăm
    năm.
        Cho dù  ngày nay, chủ  nghĩa siêu thực không còn tồn tại như một trào lưu văn
    học  nhưng  dư ảnh  của  nó không  phải là  không còn hấp dẫn đối với  những  người
    cầm bút nơi các xứ sở có nền văn chương đang phát triển.
        2.  Tác giả  bài thơ “Đán ghi ta  của Lor-ca”,  nhà  thơ Thanh Thảo,  được công
    chúng đặc biệt chú ý bởi  những bài thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết
    về chiến  tranh  và thời  hậu  chiến.  NhũTng  năm gần đây,  Thanh  Thảo vẫn tiếp tục
    làm thơ đồng thời viết báo, tiểu luận phê bình và  nhiều thể loại khác,  nhưng đóng
    góp quan trọng và đặc sắc nhất của ông vẫn là thơ ca.
        Thơ Thanh Thảo là sự lẻn tiếng của người trí thức nhiều suy iư, tràn trở về các
    vấn đề xã hội và thời đại. Tuy nhiên, ông muốn cuộc sống phải được cảm nhận và
    thể hiện ở bề sâu nên luôn khưốc từ lối biểu đạt dễ dãi. ông được coi là một trong
    số không nhiều những cây bút luôn nỗ lực cách tân thơ Việt với xu hướng đào sâu
    vào cái tôi nội cảm, tìm kiếm những cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do,
    giải phóng mọi ràng buộc nhằm mở đường cho một cơ chế liên tưỏng phóng túng,
    xoá  những  khuôn sáo bằng nhịp điệu bất thường và đề xuất một mĩ cảm hiện đại
    cho thơ bằng thi ảnh và ngôn từ mới mẻ.
        Bài  thơ  Đàn  ghi ta  của  Lor-ca  rút trong tập  Khối vuông ru-bic (1985)  là  một
    trong  những sáng tác tiêu  biểu cho kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo: giàu suy tư,
    mãnh liệt và  phóng túng trong xúc cảm và đương nhiên không dễ hiểu vì ít nhiều
    nhuốm màu sắc siêu thực mà ông học tập ở chính nhà thơ hiện đại Tây Ban Nha:
    Gar-xi-a Lor-ca.
         aJ Về nội dung
         Bài thơ viết về cái chết của Fê-đê-ri-cô Gar-xi-a Lor-ca, nhà thơ,  nhạc sĩ,  kịch
    tác gia,  nhà  hoạt động sân  khấu thiên tài người Tây Ban  Nha vào năm  1936,  khi
     ông mới 38 tuổi.

                                                                            185
   181   182   183   184   185   186   187   188   189   190   191