Page 188 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 188

sự kiện  thảm  khốc ấy tạo  những  cú  sốc dây chuyền  được diễn tả  theo  lối tượng
   tamg,  liên tục  chuyển  đổi  cảm  giác,  qua  hệ  thống  những  âm  thanh  vỡ  ra  thành
   màu sắc, thành hình khối, thành dòng máu chảy:
       - tiếng ghi ta nâu,  tiếng ghi ta lá xanh biết mấy,  tiếng ghi ta tròn bọt nước võ
   tan, tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy...
       - Đoạn thứ ba
       Niềm xót thương Ga-xi-a Lor-ca và nỗi xót tiếc những cách tân nghệ thuật của
   Lor-ca không ai tiếp tục.
       không ai chôn cất tiếng đàn
       tiếng đàn như cỏ mọc hoang
       giọt nước mắt vầng trăng
       long lanh trong đáy giếng
        Di chúc “Khi tôi chết,  hãy chôn tôi với cây đàn” của Lor-ca được lấy làm để từ
   của  bài thơ như một thứ “chìa  khoá” ngầm hướng người đọc hiểu thông điệp thực
   sự của bài thơ.  Di chúc này, trong nhận thức của một ngưòi đọc bình thường,  hiển
    nhiên bộc lộ tinh yêu say đắm của Lor-ca với nghệ thuật? Không chỉ có vậy, còn là
   tình yêu tha thiết với xứ sở Tây-ban-cầm? Nhưng Lor-ca không phải là một nghệ sĩ
   sinh ra để nói những điều đơn giản. Do đó, di chúc của Lor-ca còn những ý nghĩa
   sâu xa  khác.  Nhà thơ cách tân  là  Lor-ca  biết thi ca  mình  một ngày nào đó sẽ án
    ngữ,  ngăn cản những người đến sau trong sáng tạo nghệ thuật nên đã dặn lại cần
    phải biết chôn nghệ thuật của ông để đi tới. Nhưng vì quá ngưỡng mộ Lorca người
    ta đã không biết vượt qua Lor-ca(’).
        Chẳng phải do ngẫu hứng khi Thanh Thảo viết: “không ai chôn cất tiếng đàn -



    (1)  Theo Hoàng Ngọc Tuấn,  Bo-ger,  người  mà cả dân  tộc ác-hen-ti-na hãnh diện xem
      ông là  "biêu  tưỢng của  văn  hoá  dân  tộc" khi  ông nhận giải  thưởng Xéc-van-téc  -
      danh dự cao quý nhất về văn học của  Tây Ban Nha  và hiện  vấn đang được coi là
      nhá văn vĩ đại nhất của đất nước Ac-hen-ti-na. Thế nhưng, năm 1963, Gôm-brô-vic,
       nhà thơ lớn người Ba Lan rời Buenos Aires để đi châu Âu. Khi những nhà  văn trẻ
      Ac-hen-ti-na,  thế hệ đàn em của Bo-ger, đang đứng dưới bến  vẫy tay đưa tiễn,  ông
      chợt  hét  lớn  từ  boong  tàu:  "dóvenes,  matad  a  Bo-ger!  "  (Hởi  tuổi  trẻ,  hãy  giết
      Borges).
       Cáu  nói  có  vẻ như đùa  cỢt của  Gôm-brô-vic  chứa  đựng  một  thông điệp  tối  quan
       trọng đôĩ  với  tất cả những ai thực sự muốn  sáng tạo cái  mới.  Thông điệp  này nói
       rằng: bạn hãy dũng cảm vượt qua tất cả những thần tượng củ đê làm nên cái mới.
       Đồng thời nó cũng nói rằng: một khi bạn đã  làm xong việc của minh  và sức sáng
       tạo đã  hết,  bạn phăi  biết lui  vào quá khứ đê những thê hệ mới được tự do làm cái
       mới, đừng muốn và đừng đê bóng minh đè mãi xuống tương lai. Đó là đạo đức của
       con người sáng tạo. Liệu câu nói trên có liên quan gi đến di chúc của Lor-ca “Khi tôi
       chết hãy chôn tôi với cây đàn" và của Trần Dần nhá thơ cách tân Việt Nam với câu:
       “Hãy chôn thơ Mới" ì
                                                                           187
   183   184   185   186   187   188   189   190   191   192   193