Page 185 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 185

Brơ-tông. Nhờ sự cổ vũ nhiệt tình của Ăng-đrê Brơ-tông, phương pháp siêu thực đã
      thu  hút nhiều  người cầm  bút trẻ tuổi lúc bấy giờ và  nhanh chóng  biến thành  một
      trào lưu  mạnh mẽ với những cái tên như: Giăng Cốc-tô,  Pôn Clô-đen,  Pôn Va-lê-ry,
      Sác-lơ  Bò-đơ-le,  Ble-dơ  Xăng-đơ-ra,  Pi-e  Giăng  Giu-vơ,  Guyn  Suy-pơ-vi-ơ,  Xanh
      Giôn  Pec-xơ,  Pôn  Ê-luy-a,  Rơ-nê  Sa,  Hàng-ri  Mi-sô,  Phràng-xit  Pông-gơ,  Y-vet
      Bòng-nơ-pho,...
          Tin  rằng  nghệ thuật cổ điển và lãng  mạn đã cầm tù  con  người quá  lâu trong
      sự kiểm soát chặt chẽ của lí trí,  khiến họ tự hạn chế mình trong  những  lề thói rập
      khuôn của ngôn ngữ sáo mòn, Brơ-tông kêu gọi thế hệ thi nhân đương thời đập vỡ
      bức tường chắn giữa con người với phần vô thức, tác hợp,  pha trộn mộng với thực
      để  giành  lại  toàn  bộ  quyền  lực  của  trí  năng  sáng  tạo.  Các  nhà  siêu  thực  nhấn
      mạnh  đến  lối  viết  tự  động  (automatic  vvriting),  cổ  vũ  liên  tưởng  tự  do  (free
      assosiation)  và  thừa  nhận  có  sự tham  gia  của vô thức trong  quá  trình  sáng tạo.
      Các nhà siêu thực cho rằng, sự trộn lẫn mơ với thực trong đời sống cảm nhận và tri
      giác của con người đã là một thực tế. Thực tế ấy, Brơ-tông gọi là siêu thực và định
      nghĩa: “Siêu thực là thao tác tự động thuần tuý tâm linh, qua đó, con người diễn tả
      bằng  lời  nói,  bằng chữ viết hoặc bằng cách này hay cách  khác hoạt động của tư
      tưởng.  Là bài chính tả mà tư tưởng đọc ra, vắng mọi kiểm soát của lí trí và ở ngoài
      vòng quan tâm của thẩm mĩ hay đạo đức?’. Với quan niệm này, chủ nghĩa siêu thực
      đề  xuất  một thế cách  nhìn  cuộc  đời  không  giống  những  khuôn  sáo  cũ.  Với  tinh
      thẩn phóng túng của những người sỏ hữu tự do, các nhà thơ siêu thực giải thể các
      lối viết trước đó bằng việc tạo ra  những  hình  ảnh độc đáo,  không tưởng,  sắp đặt
      những  thực thể dường  như không có  bất  cứ một  mối  liên  hệ  nào  cạnh  nhau  tạo
      nên tính  phi  lí cao độ gây  ngạc nhiên đối với  người đọc.  Tuy vậy,  nếu  suy  ngẫm
      thật  kĩ người ta  sẽ thấy tính  phi  lí lui  dần,  nhường chỗ cho  những  gì  có thể chấp
      nhận được. Và thực ra, những hành động sáng tạo có vẻ “ngược đời” ấy,  suy cho
      cùng  lại  chứa  đựng  một  nỗ Jực  đáng  trọng  của  các  nhà  siêu  thực,  bởi  họ  muốn
      phản  ánh thực tại  ở chiều sâu.  Nghệ thuật siêu  thực chứa  đựng  niềm  mong  mỏi
      của con người hiện đại, khao khát được thâm nhập sâu vào nội giới của vật thể, do
      đó,  nó tích cực khai thác các tiềm năng của vật liệu nhằm đề xuất một hướng tiếp
      cận  mới  hữu  hiệu  hơn.  Nhờ  chủ  trương  này,  chủ  nghĩa  siêu  thực  đã  thúc  đẩy
      những tiến bộ khá đáng kể trong văn học nói chung và cho thơ nói riêng.
          Riêng  đối  với  thơ,  có thể thấy,  thơ  hiện  đại  dòng  tượng  trưng,  siêu  thực tạo
      nên sự khác biệt với thơ cổ điển và lãng  mạn ở việc thể hiện vai trò của “cái tôi” .
      Trong quan  niệm thông thường,  cái tòi  (le  moi)  vẫn  được coi  như là  yếu tò trung
      tâm, khơi  nguồn sáng tạo.  Nhưng đối với các nhà thơ tượng trưng và siêu thực, vị
      trí của “cái tôi” đã  không còn  như trước nữa:  nó đã mất địa vị độc tôn, bị lu  mờ và
      bội  phân,  thậm  chí lũy thừa  để trỏ thành  cái tôi  đa  ngã  (le  moi  multiple).  Không
      dừng lại ở đó, kẻ sáng tạo trong thơ tượng trưng và siêu thực còn muốn đi xa hơn,
      coi cứu cánh cCia động tác thi ca  nằm ở sự biểu lộ,  phát giác cái tôi chưa  biết (le
      moi inconnu).

      184
   180   181   182   183   184   185   186   187   188   189   190