Page 180 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 180
người đã không trường cửu thì làm gì có tình yêu trường cửu? Tuổi thanh xuân rồi
sẽ chóng qua. Năm tháng vẫn lặng lẽ đi qua cuộc đời mà cuộc đời đâu thể níu giữ.
Cảm giác về sự hữu hạn càng thôi thúc thêm cường độ yêu. Và càng yêu nhau
say đắm, người đang yêu sẽ càng cảm thấy bất an trước sự nỗi chia lìa. Hình ảnh
mây, biển và trời gợi lại cảnh tràng và nước trong thơ Hàn Mặc Tử: Có chỏ tràng
về kịp tối nay? nhưhg cả hai cũng vẫn cứ gợi cảm thức chia lìa; Như biển kia dẫu
rộng / Mây vẫn bay về xa.
Tinh yêu không vĩnh hằng bởi chính sự vô biên của nó trong sự hữu hạn của
kiếp đời. Nhưng có một nghịch lí là càng yêu tha thiết con người càng không thể
nào hiểu hết được bến bờ tình yêu. Phải chăng vì điều này mà bao giờ và lúc nào
con người cũng khao khát yêu và luôn muốn nói chuyện tình yêu? Đại thi hào Ta-
go đã diễn tả rất sâu sắc cảm nhận này: “Trái tim anh ỏ gần em như chính đời em
vậy / Nhưng chẳng bao giờ em hiểu trọn nó đâu” ụt is as near to you as your life /
But you can never vvholly know it).
Tinh yêu sẽ không vĩnh hằng như sóng. Vậy thì sao không gửi tình yêu vào
sóng ấy? Xuân Quỳnh quả rất khôn ngoan khi lập tức thực hiện ngay điều này;
Làm sao được tan ra
Thành tràm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn nặm còn vỗ.
Một mặt là để tình yêu sống mãi muôn đời, mặt khác lại khẳng định sự dâng
hiến hết mình. Mọi đường gân thớ thịt, mọi cảm xúc nghĩ suy,... đều mong muốn
được hoá thân vào ngọn sóng để hướng đến bến bờ yêu. Sóng vĩnh hằng thì tình
yêu ấy cũng vĩnh hằng. Chi có điều là đến đây, có lẽ tình yêu ấy không còn là tình
cảm riêng tư của một đối trai gái nữa mà trỏ thành biểu tượng cho mọi tình yêu nói
chung. Hiện tồn cho mọi cung bậc tình yêu của bất kì kẻ nào biết yêu trên đời.
Xuân Quỳnh, đó là một tâm hồn chân thành, sôi nổi và mạnh mẽ, hết mình
trong tình yêu, người nổi tiếng với quan niệm:
Vi tinh yêu muôn thuở
Có bao giờ đứng yên ợruyền và biển)
Từ quan niệm tình yêu “động” này, Xuân Quỳnh đã tước đi đặc quyền của
cánh mày râu để khẳng định tình yêu đẹp của phái yếu. Nhưng dẫu có dữ dội đến
bao nhiêu đi chăng nữa, thì âm hưởng chung trong toàn bộ bài thơ Sóng vẫn là âm
điệu trữ tình sâu lắng tựa hơi thỏ nhẹ, thì thầm lan toả khắp hổn thơ.
LỂ HUY BẮC
III- “ Sóng” (Xuân Quỳnh)
Sóng là một bài thơ rất tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh - nhà thơ nữ viết
nhiều và rất hay về tình yêu. Nó được rút ra từ tập Hoa dọc chiến hào (1968).
179