Page 178 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 178
Lời thơ mộc mạc, như thể tự kiểm điểm kiến thức của mình: Sóng bắt đầu từ gió
/ Gió bắt đầu từ đâu? tính chất oỉiệp, vắt dòng này mở ra một cuộc truy đuổi triền
miên để tìm ra ‘Ihủ phạm” gây nên sóng. Nhà thơ không thể trả lời. Dường như sự
tồn tại của sóng là một mặc định của tạo hoá. Có đất trời, có sông biển,... là có
sóng. Cũng vậy, có con người là có tình yêu, miễn phải truy tìm nguồn gốc. Bỏi như
một ẩn ý, tình yêu nếu tìm được nguồn cội, có nghĩa con người ta biết họ yêu nhau vì
cái gì thì đấy không còn là tình yêu nữa. Lời tự thú hồn nhiên của người con gái về sự
bất lực của mình trong khi đi tìm cái nguyên nhân của tình yêu lại chính là lời bày tỏ
tình cảm chân thành, nồng thắm nhất. Lời “không biết” ấy chính là lời thú nhận đầy
đủ nhất rằng mình đang yêu, yêu sâu nặng, yêu đến mức... “không biết nữa”.
Đến đây, hình tượng con sóng thực, con sóng trên đại dương không còn là
khách thể bên ngoài để người thiếu nữ đối sánh với tình cảm của mình. Khi đã
thấu hiểu tình yêu đà đến, thấu hiểu tình cảm của mình đã chuyển di đến một “bến
bờ’ thì con sóng đó trở thành sóng lòng, bởi nơi “lòng sâu” đại dương kia làm gì có
sóng?
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nưởc
ồ i con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Anh là bờ, em là sóng. Khác với Xuân Diệu: em là bờ, anh là sóng. Điều này
cũng dễ hiểu vì Xuân Diệu là nam thi sĩ. Người đàn ông thường chủ động trong tình
yêu. Thế mà nay, Xuâri’ Quỳnh ừong sự hồn nhiên của mình lại lấy mình làm sóng.
Sự truất quyền đàn ông ở nơi nữ sĩ diễn ra không ồn ào, khoe mẽ nhưng quyết liệt
biết bao. Phong cách Xuân Quỳnh tuy trái ngược với Hồ Xuân Hương, nhưng mục
đích và hiệu quả thì chẳng kém gì nhau.
Nỗi nhớ của trái tim yêu đan dày trong không gian (lòng sâu, mặt nước), thời
gian (ngày đêm). Cũng sử dụng lối ẩn dụ của ca dao xưa: sóng và bờ tương ứng
với em và anh, nhưng cách biểu lộ tình cảm thì trực tiếp: nhâ đến mức không chỉ
không ngủ được mà đến cả trong mơ cũng còn nhớ. Nỗi nhớ đã đi vào vô thức.
Chi?ng tỏ cái sự nhớ ấy đã luôn thường trực, như những con sóng cứ miệt mài
ngày đêm hướng vào bờ.
Đường biẽn của không gian nỗi nhớ cứ liên tục bị xoá bỏ, nới rộng:
Dẩu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hưởng về anh - một phươíìg
Bắc và Nam là hai lượng từ phiếm chỉ để ngụ ý đến không gian bao la không
bến bờ. Trong hành trình mở nước của dân tộc, người Việt chuyển di từ Bắc vào
177