Page 174 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 174

Để đến cuối cùng,  nó hiện ra trong khát khao mành liệt nhất và cũng là khao khát
   vô biên tuyệt đích  nhất:  khao khát bất tử. Điều  này là  một lôgíc hiển  nhiên. Đứng
   trước  biển,  người  ta  đối  diện  với  sự vô  cùng  vô tận  của  không  gian,  cũng  là  đối
   diện với sự vô thuỷ vô chung của thời  gian và  nhỡn tiền  là  sự vô  hạn  vô  hồi của
   biển cả.  Người ta  khó tránh  khỏi cảm giác rỢn  ngợp. Thấy đời  người thật là  ngắn
   ngủi,  kiếp người thật là  nhỏ nhoi phù du, vô nghĩa.  Chỉ có biển kia là vẫn thế. Chỉ
   có biển kia là bất diệt. Thân phận phù du nào cũng muốn hoá vĩnh hằng!  Người ta
   thèm  muốn được bất tử.  Người  phụ  nữ này cũng thế.  Chị muốn được có mặt mãi
   trên cõi đời này. Để được sống! Để được yêu! sống trong tình yêu ấy là hạnh phúc.
   Thế là khao khát đã dâng lên mãnh liệt khôn cùng:
                     Làm sao được tan ra
                     Thành trăm con sóng nhỏ
                     Giữa biển lớn tình yêu
                     Để ngàn năm còn vỗ
        Bài thơ dẫu đã dừng, nhưng những con sóng đó vẫn cồn cào trong ngực biển,
   trong lồng ngực những lứa đôi không bao giờ ngừng nghỉ!
       2.  Sóng là  bài thơ dài,  lời thơ cũng triền miên như sóng.  Hình  ảnh sóng biến
    hoá qua từng khổ, từng khổ. Phậì nói rằng hình ảnh nào cũng sâu xa, thi vị. Nhưng
    nếu  phải chọn một khổ nào là hay hơn cả, hẳn không ít người sẽ chọn đoạn diễn
   tả sóng và nỗi nhớ.
       Giản dị thôi, đơn sơ thôi!  Nhưng dường như đó lại là đoạn xuất thần của ngòi
   bút Xuân Quỳnh:
                     Con sóng dưới lòng sắu
                     Con sóng trên mặtnước
                     Ôi con sóng nhớ bờ
                     Ngày đém không ngũ được
                     Lòng em nhớ đến anh
                     Cả trong mơ còn thức
        Trong bài thơ, tác giả hiện ra như một người phụ nữ đang trầm ngâm suy cảm
    trước từng con sóng biển. Lần này, đối diện với đại dương, Xuân Quỳnh mới khám
    phá  ra  một diều  giản  dị  mà  cũng  là  một chân  lí sâu xa;  biển gồm  cả  những  con
    sóng nổi lẫn những con sóng chìm. Bởi mang  hai thứ sóng ấy trong lòng mà biển
    chẳng  bao  giờ  nguôi  yên.  Thì  ra  đại  dương  là  cả  một tâm  trạng  lốn.  Đại  dương

    đang bị những khát khao, những mong nhó dày vò đến cồn cào. ở đoạn trên, băn
    khoăn tìm  hiểu  về  nguồn  gốc  bí ẩn  của  sóng, thi  sĩ thấy  bất  lực.  Nhưng  ở đoạn
    này, xem ra Xuân Quỳnh đã thấy một sự lí giải không  ngờ. Đó là sóng bắt đầu từ
    nỗi nhớ:
                     ô i con sóng nhớ bờ
                     Ngày đém không ngũ được



                                                                          173
   169   170   171   172   173   174   175   176   177   178   179