Page 171 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 171
cuốn theo âm điệu, nói một cách khác, âm điệu đã xâm chiếm tâm hồn người đọc.
Âm điệu của một bài thơ bao giờ cũng là sự hoà điệu nhuần nhuỵ giữa cảm xúc
thơ và tiết điệu ngôn ngữ. Vi thế âm điệu chứa đựng tinh chất của tình cảm thơ. Vì
những lí do ấy mà, đọc thơ, điều trước tiên và cũng là khó nhất, ấy là phải cảm
nhận và nắm bắt cho được âm điệu của nó.
Đọc bài thơ “Sóng” , chúng ta còn chưa hiểu các ý nghĩa của sóng, nhưng ai
cũng dễ bị âm điệu cuốn hút. Bỏi âm điệu thơ ỏ đây cũng là âm điệu của sóng
biển. Thi sĩ đã khéo đưa nhịp triền miên của sóng vào thơ hay sóng biển đã khuấy
động hồn người tạo nên sóng lòng và sóng lòng đã tràn ra câu chữ mà thành sóng
thơ?
Âm điệu thơ ở đây được tạo bởi những yếu tố nào? Trước hết, âm điệu phụ
thuộc khá nhiều vào thể loại. Xem ra, thể thơ ngũ ngôn đã phát huy được sỏ
trường riêng của nó. Khéo khai thác sự biến hoá phong phú về cả vần và nhịp của
ngũ ngôn, Xuân Quỳnh đã sử dụng nhuần nhuyễn nhịp thơ để tạo ra nhịp sóng.
Nói riêng khổ thơ đầu. Hai câu đầu đi nhịp 2/3:
Dữ dội/và dịu êm
ồn ào/ và lặng lẽ
thì hai câu tiếp theo đã chuyển nhịp 3/2 (cầu kỳ hơn là 1/2/2);
Sông/ không hiểu/ nổi mình
Sóng/tìm ra/tận bể
nhịp thơ thay đổi như vậy đã giúp Xuân Quỳnh mò phỏng được nhịp sóng vốn
biến đổi rất mau lẹ, biến hoá không ngừng.,
Cách tổ chức ngôn từ cũng góp phần tạo ra âm điệu của bài thơ. Thi sĩ đã triệt
để tận dụng lối tổ chức theo ngiiyên tắc tương xứng, hô ứng, trùng điệp. Nhất là
việc tạo ra các cặp từ, các vế câu, các cặp câu, thậm chí ngay cả các khổ thơ
cũng hình thành những cặp đi liền kề, kế tiếp, luân phiên đắp đổi nhau về bằng
trắc nữa. vế tiếp vế, câu tiếp câu;
- Dữ dội và dịu êm
ón ào và lặng lẽ,
- ô i con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế...
- Em nghĩ về anh em
Em nghĩ về biển lớn
- Con sóng dưới lòng sàu
Con sóng trên mặt nước
- Dầu xuôi về phương Bắc
Dầu ngược về phương Nam...
Cứ thế, cặp này vừa lướt qua, cặp khác đã xuấi hiện, tựa như con sóng này
170