Page 168 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 168

đây cũng chính là  chỗ phô diễn tài  năng thiên bẩm: từ bà,  Phật,  chùa ấy, tác giả
    đã tạo được sự tương  phản để gắn kết hình tượng thơ thành một khối thống  nhất,
    mới lạ.
        Đây chính là nét độc đáo của bài thơ. Nếu xét kĩ thì hầu hết các hình tượng thơ
    chẳng  có gì  mới cả.  Mạch thơ thì  lại  bình  lặng trôi theo  kiểu  “Mưa  đổ bụi  êm  êm
    trên bến vắng” của Anh Thơ và kể lể theo cách của Nguyễn Bính đã làm (chỉ khác
    đây không phải là thơ lục bát). Ngay đến câu: “Dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi”
    hay câu kết về hình tượng đời người “nấm cổ”,... chẳng có gì mới nếu không nói là
    “sáo”, thi vẫn cứ thấy hợp với mạch thơ một cách lạ kì.
        Chính  nhờ cái  giọng  điệu  bên  trên  là  bỡn  cợt,  bên  dưới  là  chua xót;  nhờ  lối
    cảm xúc hai tầng:  bên trên là vô tư, vô lo,  bên dưới là sự thấu  hiểu đời đến tái tê;
    nhờ cách  sử dụng  ngôn  ngữ  bên trên  là  cũ  mòn,  những  bên  dưới  là  cả  sự dụng
    công... Nghệ thuật đạt đến đỉnh cao thì lại trở nên bình dị. Thơ Nguyễn Duy là vậy.
        Vậy  ra,  từ  những  cái  bình  thường,  từ  những  điều  thường  nhật,  từ  một  câu
    chuyện kể về quá  khứ thơ mộng vỡ tan vì chiến tranh,  không hề có sự gượng ép,
    nhà thơ đã gắn kết chúng thành nghệ thuật. Chúng trở nên thuộc về nhau một cách
    quái lạ và thuộc về bản lĩnh thơ độc đáo Nguyễn Duy.
        Việc bà  mò cua xúc tép,  bà gánh chè đi  bán,  bà  đi bán trứng,...  vẫn  là công
    việc  thường  nhật  của  rất  nhiều  phụ  nữ Việt  Nam.  Thê'  nhưng  chỉ  cần  đặt  trong
    tương quan  với  các địa  danh  (có rất nhiều địa danh) và  đưa thêm vài chi tiết,  vài
    cách dùng từ khác đi là nhà thơ đã biên chúng thành của riêng mình: “Quán Cháo,
    Đồng Giao thập thữhg những đêm hàn”.
        Có hai thế giới tồn tại trong tâm khảm “tôi”. Thế giới của tiên  Phật và thế giới
    của bà.  Hai thế giới hoàn toàn tương phản. Tuổi thơ, ‘lôi” cố hoà nhập hai thế giói
    ấy lại với nhau:
                      Tôi trong suốt giữa hai bờ hư- thực
                     Giữa bà tôi và tiên, Phật, thánh, thần
        Và quả thực, ‘1ôr đã được sống trong cái thế giới hoà nhập ấy. Nơi đó là hạnh
    phúc vô biên. Chỉ khi hai thế giới ấy tách ra, trả bà tôi về lại cuộc đời, trả ‘1òi” về lại
    với bà trong thức nhận cay đắng, thì nỗi cơ hàn đã dậy khắp trang thơ.
        Có sự hạ bệ thánh thần. Nhưng điều đặc biệt ở đây là; hạ bệ trên cơ sỏ không
    tuyệt đối phủ nhận.  Phép giải thiêng này đồng nghĩa với việc khẳng định sựtrưỏng
    thành của con người và cả sự trỗi dậy về nhận thức của người đó. Thế giới hương
    trầm  cổ tích  sặc  ảo  vọng  bỗng tiêu  tan  khi  con  người  đối  mặt  với  thực tại,  sống
    trong thực tại. Bài thơ là cả sự đánh thức nhận thức sâu sắc của con người về cuộc
    đời. Thế giới này sẽ vĩnh viễn không bao giờ là cổ tích, cổ tích chì do ảo tưỏng của
    con người mà sinh thành nên.
        Bài thơ gồm  sáu  khổ.  Mỗi  khổ dường  như tồn tại độc lập.  Câu  cuối  mỗi  khổ
    giữ chức năng là  “nhãn cú” của  khổ thơ ấy.  Câu  kết của  bài thơ (Bà chỉ còn  một
     nấm cỏ thôi) là “nhãn cú” cho toàn bộ bài.


                                                                           167
   163   164   165   166   167   168   169   170   171   172   173