Page 170 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 170

SÓNG


                                                               XUÂN QUỲNH
        A. K IẾ N  THỨC BỔ TRỢ
        I-  Tác  giả:  Xuân  Quỳnh  (1942-1988)  tên  khai  sinh  là  Nguyễn  Thị  Xuân
    Quỳnh, quê xã La Khê, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây.
        Bà xuất thân trong  một gia  đinh công chức,  mồ.côi  mẹ từ nhỏ,  ỏ với  bà  nội.
    Tháng 2 năm 1955, Xuân Quỳnh được tuyển vào Đoàn Văn công Nhân dân Trung
    ương và được đào tạo thành diễn viên múa.
        Từ năm  1962  đến  1964,  bà  học Trường  bồi  dưỡng  nhữhg  người  viết văn trẻ
    (khoá I) của Hội Nhà văn Việt Nam. Sau khi học xong, làm việc tại báo Văn nghệ,
    báo Phụ nữ Việt Nam.
        Bà  là  hội viên từ năm  1967,  ủy viên Ban chấp  hành Hội  Nhà văn Việt Nam
    khoá III. Năm  1973, bà kết hôn với nhà viết kịch, nhà.thơ LỬU Quang Vũ.
        Từ năm  1978 đến lúc mất bà làm biên tập yiên Nhà xUất bản Tác phẩm mới.
    Xuân Quỳnh mất ngày 29 tháng 8 nănfj 198ỊB trtíng niọt taỉ nạn giao thông tại đầu
    cầu Phú Lương, thành phố Hải Dừctng/            -í
                                   -  5
                                 -■       ■  M    *  " ỉ    .  •.
        Xuân  Quỳnh  được  truy  tặng  piậi  thUiặng  NHàvnướcyể  Văn  học  nghệ  thuật
    năm 2001.                  ■  "  í   Ệ
        Tác  phẩm  tiêu  biểu:  Tơ ịằm -  Ọhổi^ếcẬÌh  chung  với  cẩm  Lai,  1963),  Hoa
    dọc chiến hào (1968),  Gió Lào cát trắng (4974), Lời ru trên mặt đất (1978), Sàn ga
    chiều em đi (1984), Hoẹ cỏ /naỵ (1989);^,
        Bài thơ Sóng được viếtiVàp Ịigáy 29 -12 -1967 tại Thái Bình, in trong tập Hoa
    dọc chiến hào.             ,v '
        2.  Phong  cách:  Thơ  Xuân  Quỳnh  giàu  cảm  xúc  với  những  cung  bậc  khác
    nhau nhưng bao giờ cũhg trọn vẹn cảm xúc như chính tính cách luôn hết mình của
    bà với đời, với người.
        Thơ Xuân Quỳnh rạo rực hạnh phúc đắm say, nhưng nhiều lúc cũng đau khổ,
    đầy  suy  tư,  triết  lí.  Ngôn  ngữ thơ  Xuân  Quỳnh  dịu  dàng,  đằm  thắm,  nồng  nàn,
    nhưng cũng đầy táo bạo của một trái tim phụ nữ vừa làm thơ vừa làm vợ, làm mẹ.

        B. TIẾ P  C ẬN  TÁ C  PH ẨM
        I - “ Sóng”  của Xuân Quỳnh
        1.  Hình tượng  bao trùm  cả  bài thơ này  không có gì  khác  hơn  là  sóng.  Sóng
    vừa  được gợi  ra trong  một âm điệu  rất phù  hợp,  vừa được tái tạo với  hàng  loạt ý
    nghĩa phong phú.
        Một bài thơ chân chính  bao giờ cũng tác động vào tâm  hồn  người  đọc trước
    tiên bằng âm điệu của  nó.  Người đọc còn chưa kịp hiểu chi tiết hình ảnh thì đã bị


                                                                           169
   165   166   167   168   169   170   171   172   173   174   175