Page 172 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 172
vừa lịm xuống, con sóng khác đã dào lên. Nhờ đó âm điệu thơ gợi được hình ảnh
nhũmg con sóng trên mặt biển, cứ miên man, khi thăng khi giáng, khi bổng khi
trầm, vô hồi vô hạn. Ta cứ thấy trong âm điệu nhấp nhô những con sóng nối tiếp
nhau, gối đầu lên nhau, xô đuổi nhau chạy suốt dọc bài thơ, và để lại cả dư vang
bất tận.
Vậy là, trước khi sóng hiện hình qua những hình ảnh cụ thể, thi chúng ta đã
nghe thấy tiếng sóng trong âm hưỏng, âm điệu.
Sóng là hình tượng trung tâm của bài thơ. Nhưng cũng cần phải thấy thi phẩm
này có một lối cấu trúc hình tượng khá độc đáo. Mỗi bài thơ thường vẽ ra hình
tượng tác giả của nó. Hình tượng tác giả trong bài thơ không hề đồng nhất với con
người thi sĩ ở ngoài đời. Nhà thơ thường chọn một tư thế, một dáng điệu trong thơ
để phô diễn tâm tình của mình sao cho phù hợp nhất. Có thể Xuân Quỳnh viết bài
thơ này tại nhà của mình. Nhưng hình tượng tác giả trong bài thơ lại là người phụ
nữ đang đứng trước biển, đối diện với đại dương, với sóng để suy tư ngẫm nghĩ và
khát khao. Mỗi một phát hiện về sóng người phụ nữ ấy lại liên tưởng đến mình và
tình yêu. Bởi thế, mỗi một khám phá về sóng cũng là một khám phá về chính mình
và về tình yêu đôi lứa. Xuân Quỳnh nhìn thấy mình ỏ trong sóng và thấy sóng ở
trong mình. Vì thế mà sóng là hòá thân, là thân phận của cùng một cái tôi Xuân
Quỳnh. Sóng và Em trỏ thành .hại hình tưỢng xuỳên suốt, khi tách rời, khi hoà
nhập, chuyển hoá sang nhau, tuy hại mà một, tuy một mà hai. Đến nỗi, ta có thể
khẳng định Sóng là cái tôi thứhaì cấa Xuân cầlỳnh. Đây là nét độc đáo trong cấu
trúc hình tượng của thi phẩm.
Mỗi một khổ thơ là một khám phá về sóng, mỗi một khổ thơ, sóng lại hiện lên
một ý nghĩa khác. Cho nên không thể lược qui riêng vào một ý nghĩa nào, mà phải
nắm bắt hình tượng sóng với tất cả các ý nghĩa của nó. Và chỉ có thể nói rằng
sóng là tàm hồn, là khát vọng, là tình yêu của người phụ nữ mà thôi.
Mở đầu bài thơ, sóng hiện ra với một ý nghĩa rất đặc biệt: sóng mang nữ tính.
Nghĩ thật thú vị, nam thi sĩ Xuân Diệu thấy sóng biển là một chàng trai đang yêu
bờ đắm đuối cuồng nhiệt. Còn nữ sĩ Xuân Quỳnh lại thấy sóng mang trong nó khí
chất của người phụ nữ. Có phải nhà thơ trữ tình thường có thiên hướng áp đặt cái
tôi của m‘ình vào đối tượng chăng, cái mà có người còn gọi là hiện tượng “di tình”?
Phải nói rằng đây là một tiếng nói đầy kiêu hãnh về giới mình:
Dữ dội và dịu êm
Ổn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tim ra tận bể
Trong khí chất của sóng, thấy có sự hài hoà của các đối cực. Vừa dữ dội nhất
vừa dịu êm nhất, vừa ồn ào nhất vừa lặng lẽ nhất. Và mỗi con sóng nhỏ lại mang
trong mình một khát vọng lớn. Đó là khát vọng vể sự lốn lao. Vì mang khát vọng
171