Page 169 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 169
Trong sáu khổ, thì “tôi” là chủ âm của năm khổ, bà tôi là chủ âm của duy nhất
một khổ (khổ thứ năm). Việc thay đổi chủ âm lập tức tạo nên thảm hoạ. Bà là chủ
âm đồng nghĩa với việc trong tâm hồn tôi bà đã rời toà sen của Phật, trở về với củ
dong riềng, trở về với cuộc sống đòi thực với bao gian khó não lòng: nhà mất, đi
bán trứng ga Lèn.
Mạch vận động của hình tượng thơ bắt đầu từ quá khứ đến thực tại (đĩ nhiên
vẫn là thực tại trong quá khứ). Trên nền cảm xúc “kể lại” nhưng vẫn có sự đan xen
lời bình vào đó. Sau khi tái hiện cả khoảng trời cổ tích trong hai khổ thơ đầu, lời tự
thú xuất hiện: “Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế” và thế là cả thế giới thần tiên vỡ tan.
Củ dong riềng trở lại củ dong riềng. Chỉ còn mãi “mùi huệ trắng, hương trầm”
phảng phất như níu kéo trong bất lực, cái hạnh phúc nhỏ nhoi của một thời.
Bài thơ hấp dẫn người đọc ở ngay cái hạnh phúc bị đánh mất ấy. Dụng ý của
nhà thơìập trung vào cái tuổi thơ êm đềm bị đánh mất. Cái chua xót không hoàn
toàn đến từ thế giới bên ngoài mà còn đến từ quy luật vận động nội tại của hình
tượng, của cuộc đời. Tuổi thơ rồi sẽ qua đi. Nhận thức con người rồi sẽ lớn lên.
Nhưng những gì đã mất vĩnh viễn không thể quay lại. Dau thực tại, nhà thơ yêu bà
biết mấy nhưng bà đâu còn để nhà thơ bày tỏ nỗi lòng. Chút xót xa cho nhận thức
chợt thức của mình cũng là nỗi đau xót cho mọi kiếp đời. Con người ta thường
nhận ra bao điều hữu ích thì luôn đã quá muộn, chỉ còn là đồng vọng, tiếc nuối mà
thôi:
khi tôi biết thương bà thì đã muộn
bà chỉ còn là một nếm cỏ thôi.
Bản chất của sự giải thiêng trên và cả sự nhận thức đầy ân hận trong muộn
màng của nhà thơ với tư cách là một người cháu yêu bà không phải chỉ dừng lại ỏ
khoảng trời riêng tư ấy. Hệ thống hình tượng ẩn dụ của bài thơ còn chạm đến cả
những suy tư sâu sắc về cuộc đời. Hình ảnh người bà là hiện thân của cổ tích,
Không có cổ tích con người không có tuổi thơ. Không có tuổi thơ con người trở nên
què quặt, bệnh hoạn... Hình ảnh bom Mĩ, với cả sự gắn kết tội ác và việc đi lính
của tối để tiễu trừ cái ác, là hình ảnh ẩn dụ cho mọi cái ác nói chung. Thế giới
không êm đềm như cổ tích mà luôn có sự rình rập, tàn hại của cái ác, con người ta
cần sớm tỉnh ngộ kẻo không thì phải ôm cả mối ân hận, giày vò khôn nguôi lúc đã
quá muộn màng.
Nhan đề bài thơ là “Đò Lèn” nhưng ta chẳng thể tìm thấy được bến đò hay
con đò ấy trong thơ. Chỉ có “ga Lèn”. Bến đò và nhà ga, phải chăng là ẩn dụ cho
những phương tiện đưa con người vượt thoát “bến mê” theo quan niệm của nhà
Phật mà nhà thơ sử dụng hình tượng mấy lần trong thơ?
Hoặc giả đấy là bến đò kí ức, kí ức đẹp nhưng buồn về một cuộc đời buồn,
mãi neo đậu những kỉ niệm khống phai của một kiếp người.
LÊ HUY BẮC
168