Page 167 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 167

Mạch thơ hồn nhiên dung dị,  giọng thơ pha lẫn giữa  bông lơn,  nghiêm túc và
      xót xa, cay đắng.  Nhờ chất giọng  này  mà  những hình ảnh  ngỡ như rất xưa cũ đã
      được  làm  mới  lại  trong  cái  bể tinh  thần  chứa  đầy  triết  lí,  hoài  niệm  sâu  xa.  Thơ
      Nguyễn Duy mang đậm chất trí tuệ trên cái nền ngôn từ binh dị, ngỡ như không có
      gì trau chuốt, đáng bàn.
          Một giọng thơ trữ tình ấm áp,  hài  hước,  pha chút khinh  bạc,  cay đắng  nhưng
      thấm đẫm nghĩa tình, đấy là cách ta cảm nhận được ỏ “Đò Lèn” của Nguyễn Duy.
          Tôi rất ấn tượng với cách xây dựng hình tượng thơ:
                       Bom Mĩ giội, nhà bà tôi bay mất
                       Đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền
                       Thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết
                       Bà tôi đi bàn trứng ỏ ga Lèn             '
          Ta cùng  nhặt ra các  hình tượng:  bom  Mĩ,  nhà  bà  tôi.  đền  Sòng,  chùa  chiền,
      thánh,  Phật, trứng,  ga Lèn.  Cái cao cả được kết hợp với cái bình thường,  nét văn
      hoá tâm linh pha trộn với văn hoá vật chất đời thường, cái nhìn của thi  nhân là cái
      nhìn của một cậu  bé đầy ngỡ ngàng trước sự tan vỡ thế giới cổ tích thần tiên diệu
      kì  (thánh  với  Phật  rủ  nhau  đi  đâu  mất,  bà tôi  đi  bán trứng).  Thần  tiên  không thể
      nào cứu vãn  được cuộc sống thần tiên.  Nhà thơ bị ném trả lại thế giới thực tại với
      cả sự nhận thức ra bản chất của cuộc đòi: “bà tôi cơ cực thế”.
          Thực ra,  khổ thơ này có sức tố cáo tội ác của đế quốc Mĩ rất sâu sắc,  nhưng
      đọc  nghe cứ nhẹ  như không.  Chính yếu tố hài hước đen  (dark  humour)  đã  mang
      lại cho thơ sắc thái ấy.  Chữ “tuốt” trong câu thơ thứ hai  kết hợp với lối thơ nói đã
      tạo nên sắc thái khôi hài đầy chua chát.
          Mối  quan  hệ  ỏ đây  chỉ có “bom  Mĩ’ và  “bà tôi”.  Bà  tôi  cơ cực  (có thể  là  do
      chiến tranh) lại bị bom Mĩ làm cho cơ cực hơn. Những hiểu như thê rõ ràng là chưa
      hết ý.  Cái  phần  nền cho sự tang thương  kia  ẩn  giấu  đâu  đó trong  chuyện thánh,
      Phật ngỡ như vu vơ kia.
          Hình  như có thoáng cổ tích ẩn hiện.  Mạch tiếp  nối chợt thức trong thế giới  kí
      ức  mịt  mù  năm  xưa  sau  đằng  đẵng  thời  gian:  huệ  trắng,  khói  hương  trầm,  đền
      Sòng, tượng  Phật,... và kia ông Bụt hiện lên xoa dịu nỗi đau cho cô Tấm,  ban cho
      anh  chàng  Khoai  câu  thần  chú  khắc  nhập  khắc  xuất...  Thế  mà  nay,  cả  Thánh,
      Phật không thể nào tự cứu nổi mình, cả nền văn hoá ngàn đời của dân tộc tan tác
      bay theo bom Mĩ,  ném bà tôi, vốn đã nghèo,  không còn nhà cửa, đến ga  Lèn bán
      trứng. Chua xót làm sao!
          Trọng tâm thơ không phải là tố cáo tội ác của bom Mĩ như nhiều nhà thơ khác
      thường  làm  (Tố Hữu  chẳng  hạn)  mà  chính  là  nỗi đau xót tận  đáy  lòng  của  một
      đứa cháu tự nhận là vô tâm đối với người bà suốt một đòi cơ cực.
          Giống mọi câu chuyện cổ tích, tuổi thơ “tôi” trải qua trong tĩnh lặng,  mộng mơ.
      Cũng vẫn chừng ấy trò mà bất kì một đứa trẻ nào ở thôn quê đều biết; câu cá, đòi
      đi chợ,  bắt chim sẻ, trộm nhãn,... (sự liệt kê rất thật thà)  nhưng chỉ có khác là, và

       166
   162   163   164   165   166   167   168   169   170   171   172