Page 162 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 162

sắc, vừa tình tứ:
                  Anh bỗng nhớ em như đông về nhở rét
                   Tinh yêu ta như cánh kiến hoa vàng
                   Như xuân đến chim rừng lõng trỏ biếc
                   Tinh yéu làm đất lạ hoá quê hương.
     Đến đây,  Chế Lan Viên đã dùng lại bút pháp đã từng sử dụng  khi viết về mối
  quan  hệ  giữa  con  và  Nhân  dân.  Đó  là  việc tạo  ra  những  cặp  hình  ảnh  gắn  bó
  khăng  khít với  nhau,  không thể tách  rời,  cái này là  sự sống của cái kia,  cái kia  là
  điều kiện sống của cái này:
                   Con gặp lại Nhân dân như nai về suối cũ
                   Cỏ đón riêng hai chim én gặp mùa
                   Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
                   Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
     Trong  khổ thơ ấy, chúng ta  có thể thấy các cặp hình  ảnh:  nai - suối cũ,  cỏ -
  tháng giêng,  chim én - mùa xuân, cơn khát trẻ thơ - bầu sữa mẹ, chiếc nôi ngừng -
  cánh tay đưa.  ở  đoạn thơ viết về tình yêu  này,  chúng ta cũng thấy Chế Lan Viên
  dùng  những cặp  hình ảnh:  đông - rét,  cành kiến - hoa  vàng,  mùa xuân - lông trỏ
  biếc của chim  rừng.  Anh  bỗng nhớ em như đông  về nhớ rét,  chúng ta  không  chỉ
  thấy trong đó sự so sánh tương đồng mà còn thấy cả sự tế nhị của một tình yêu đã
  gửi trao nhiều ấm lạnh.
      Câu thơ  Tinh yêu ta như cánh kiến hoa vàng rực rỡ,  hư ảo.  Nhiều người từng
  cố tình duy lí hoá, xem ý cụ thể của câu thơ là gì. Nhưng mọi cố gắng duy lí dường
  như đều  bất lực,  bởi chỉ đưa đến những cắt nghĩa  phản  lại sự tê  nhị  của thơ.  Hãy
  cứ để cho sắc  hoa vàng lung linh diễm ảo ấy đi vào  hồn  người  đọc,  để rồi  nó sẽ
  được lưu  giữ ở đó như một ấn tượng  lãng  mạn thơ mộng của tình yêu đôi  lứa  mà
  khống  cần  giải thích.  Không  ít trường  hợp,  nỗ lực giải thích  đã  làm vỡ vụn  những
  bông hoa vàng huyền diệu và hư thoảng của nghệ thuật!  Một nét thú vị là: cả cành
  kiến  hoa  vàng,  lẫn  chim  rừng  đều  là  những  hình  ảnh  quen  thuộc  của  chốn  núi
  rừng, của Tây Bắc.
      Trên  cơ sở ấy,  tác giả  đi  đến  cái  đúc  kết cuối cùng,  lời thơ thực sự trở thành
  châm  ngôn:  Tnh yêu làm đất lạ hoá quê hương.  Đúng là tình yêu có bao điều  kỳ
  diệu, ở trên, ta đã thấy chính tình yêu đã làm cho vùng đất vô tri, vô giác trở thành
  có tâm  hồn, trở thành tàm  hồn của  chính  chúng ta.  Còn ở  đây, tình yêu  đã  biến
  những mảnh đất xa lạ thành quê hương của mỗi con người.
      Đoạn  thơ  này  là  một  trong  những  đoạn  hay  nhất  của  bài  thơ,  trong  đó  có
  những  câu  được xem  là  hay  nhất của  đời thơ Chế Lan Viên,  ở đây,  những  cảm
  xúc sâu lắna lại được một suy tư sắc sảo nâng đỡ, cuối cùng nó đã kết tinh thành
  những cảu thơ vừa đẹp, vừa trĩu nặng triết lí. Nghĩa là thành công này rất tiêu biểu
  cho một nét phong cách thơ của Chế Lan Viên: triết luận - tâm tình.
                                                            CHU VĂN SƠN


                                                                         161
   157   158   159   160   161   162   163   164   165   166   167