Page 161 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 161
nó đánh động đến tâm linh của tất cả chúng ta. Trong đời ai chẳng từng sống ỏ
những mảnh đất, qua những miền quê, nhất là những người kháng chiến. Những
năm tháng sống vởi các miền đất ấy, chính là những quãng đời của chúng ta.
Những quãng đời ấy nối tiếp nhau dệt thành cuộc đời mỗi con người. Đúng vậy,
đời người là gì nếu chẳng phải là sự kế tiếp tuần hoàn của ở và đi. Chuyện ỏ và đi
của con người đã chứa đựng trong đó sự chuyển hoá âm thầm mà chính chúng ta
cũng không hay biết. Khi ta ở, nghĩa là khi ta đang sống trong hiện tại, thì hiện tại
dường như chưa cho chúng ta thấy tình cảm thật sự của mình. Thậm chí, ta tưởng
như miền đất ta đang ỏ cũng chỉ như bao miền đất khác, chỉ là nơi đất ở, thế thôi.
Phải đến khi vì một lí do nào đó, ta phải từ giã miền đất ấy, quãng đời sống ở đây
bỗng trở thành quá khứ, miền đất từng cưu mang ta lùi lại phía sau lưng, bấy giờ ta
mới hiểu. Nhìn vào lòng ta, ta mới chợt nhận ra: chính ta đã gắn bó với miền đất
kia từ lúc nào ta cũng không hay. Tinh cảm cứ âm thầm hình thành, âm thầm bồi
đắp mà ta không biết. Phải đến lúc này ta mới nhìn rõ hơn bao giờ hết rằng tình
cảm đã làm nên một điều kì diệu: nó khiến cho đất đã hoá tâm hồn. Thì ra, trong
những tháng ngày ta đi, mảnh đất từng che chỏ nuôi nấng ta vẫn cứ dõi theo ta
từng bước, vẫn thầm nhắc ta trở lại, ấy thế mà nhiều lúc ta thật vô tình. Song, kỳ
thực là mảnh đất ấy đã gắn bó máu thịt với ta. Đất đã hoá tàm hồn, nghĩa là miền
đất ấy mang trong nó tâm hồn của một cố nhân.
Nhưng quan trọng hơn là miền đất ấy đã hoá thành tâm hồn của chính ta. Đây
là nét nghĩa thứ hai, quan trọng hơn của câu thơ này. Mảnh đất mà ta từng sống
đã trở thành một phần đời ta. Ta không thể hình dung được đầy đủ về cuộc đời
mình, nếu thiếu đi những năm tháng sống trên mảnh đất ấy. Nhũrng kỉ niệm với
mảnh đất kia là một phần cuộc đời ta, là hành trang tinh thần không thể thiếu của
ta... Có lẽ vi thế mà tác giả đã viết Khi ta đi đất đã hoá tàm hồn. Câu thơ gợi nhớ
đến một câu thơ nổi tiếng của Hoàng Trung Thông:
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đà cũng thành cơm
Cả hai cùng được viết theo một lối lư duy. Đó là lối đúc kễt triết lí. Cũng phát
hiện về sự kì diệu, nhưng nếu Hoàng Trung Thông khám phá ra sự kì diệu của lao
động thì Chế Lan Viên khám phá ra sự kì diệu của tình cảm. Nói khác đi, một đằng
là sự kì diệu của bàn tay, một đằng là sự kì diệu của trái tim. sỏi đá thành cơm là
một sự biến hoá, nhưng dù sao vật chất cũng mới chỉ là vật chất. Còn đất đã hoá
tàm hồn thì quả thật là một sự đột biến, bỏi vật chất đã hoá thành tinh thần. Thậm
chí, từ dạng thô sơ nhất của vật chất biến thành dạng tinh tuý nhất của tinh thần.
Rõ ràng câu thơ của Chế Lan Viên là một chân lí có tính phổ biến quát, nó không
chỉ đúng với một nơi, một thời, mà đùng với hẽí thảy con người trên thế gian này.
Trong chuỗi nhớ về Tây Bắc cuối cùng là nỗi nhớ của tình yêu. Và nó là hình
ảnh rực rỡ nhất, óng ánh nhất của đoạn thơ. LỜi thơ của Chê Lan Vièn vừa sâu
16C