Page 158 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 158

hiện  ra  qua  những  hình  ảnh,  những  con  người  cụ  thể,  gần  gũi,  xiết  bao  thương
    mến. Nhân dân, đó là “anh con, người anh du kích” với “Chiếc áo nâu suốt một đời
    vá rách / Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con”: là “em con, thằng em liên lạc / Rừng
    thưa  em băng,  rừng  rậm em chờ’:  là  bà  mế già  “lửa  hổng soi tóc bạc / Năm con
    đau  mế thức  một  mùa  dài”,  v.v...  Với  những  điệp  ngữ “Con  nhớ anh  con”,  “Con
    nhớ em con” , “Con nhớ mê” , v.v..., bài thơ chồng chất, ăm ắp những kỉ niệm được
    gợi  ra từ niềm hoài niệm về nhân dân của nhà thơ.  Cách xưng  hô của chủ thể trữ
    tình  bộc  lộ  một tình  cảm  thân  tình,  ruột thịt với  những  con  người  đã từng  gắn  bó
    mật thiết với  mình trong  những tháng  năm  kháng chiến. Đọc  những câu thơ này,
    có thể thấy được sự rung  động vừa sâu sắc tha thiết,  vừa  say  mê,  mãnh  liệt của
    một  hồn  thơ trong  những  giây  phút  bừng  sáng  của  sự giác  ngộ  một chân  lí đời
    sống và  cũng  là  chân  lí của  nghệ thuật:  phải trở về thủy chung  gắn bó với  nhân
    dân. Tổ quốc và  nhân  dân đă  hồi sinh cho một hồn thơ đã từng  một thời tự giam
    mình trong cái tôi cô đơn, đóng khép.


        Trữ tình - triết luận là giọng điệu chủ đạo của bài thơ  Tiếng hát con tàu. Giọng
    điệu  đó thấm  nhuần trong từng  khổ thơ,  xuyên thấm từ những câu thơ đề từ đến
    câu thơ cuối.               Ị
        Từ những kỉ niệm ân tình, những hoài niệm về nhân dân, tác giả đã  nâng lên
    thành  những  suy  ngẫm,  những  chiêm  nghiệm^giàu  sức  khái  quát,  những  chân  lí
    được rút ra từ những trải nghiệm của chính mình:
                   Nhớ bản sương giăng, nhó đèo mây phủ
                   Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?
                   Khi ta ỏ, chỉ là nơi đất ỗ                           “
                   Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!
                   Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
                    Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng,
                   Như xuân đến chim rừng lõng trỏ biếc
                    Tinh yéu làm đất lạ hóa quê hương
        Sự vận động của mạch thơ trong từng khổ thơ trên là đều đi từ những chi tiết,
    những hình ảnh,  những cảm xúc cụ thể dẫn tới những suy ngẫm triết luận. Những
    bản  làng,  những  núi đèo ẩn  hiện qua sương  mờ và  mây phủ (cũng là sương  khói
    của hoài niệm) đã gợi lên trong mỗi chúng ta hình ảnh của biết bao miền đất trong
    đời  chúng ta  đã từng  qua,  làm sống dậy trong  lòng ta  vô vàn  những  kỉ nịệm. Và
    chính những miền đất,  những kỉ niệm ấy đã nuôi di/ỡng, bồi đắp và làm phong phú
    thêm tâm hồn ta.
        Nói đến tình yêu trong  nỗi nhớ,  câu thơ Chế Lan Viên lấp lánh,  rực rỡ những
    sắc  màu,  bổi  hồi,  xôn  xao  những  xúc  động.  Chế  Lan  Viổn  đã  diễn  tả  thật  hóm
    hỉnh, độc đáo và sâu sắc mối quan hệ khăng khít, sự gắn bó chặt chẽ giữa những
    kẻ đang yèu.  Nhưng tình yêu ỏ đây không chỉ giới  hạn trong tình yêu  đôi lứa của

                                                                           157
   153   154   155   156   157   158   159   160   161   162   163