Page 159 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 159
anh và em mà còn là sự kết tinh của nhũmg tình cảm sâu nặng đối vối quê hương,
đất nước. Mạch thơ tưởng như đột ngột rẽ sang một hướng khác, nhưng ki thực là
khơi sâu thêm cái mạch suy nghĩ, triết luận của khổ thơ trước. Nói về tình yêu
nhưng lại hướng tới sự cắt nghĩa, lí giải, làm bừng sáng ý nghĩa của cả đoạn thơ.
Chế Lan Viên đã nói tới phép màu của tình yêu. Chính tình yêu đả biến những
miền đất xa lạ trỏ thành thân thiết như quê hương ta, hóa thành máu thịt tâm hồn
ta. “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở / Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn!”, ‘Tinh yêu làm đất lạ
hóa quê hương”, niiững câu thơ cô đúc như một châm ngôn chứa đựng những
phát hiện sâu sắc về quy luật của tình cảm này không xuất phát, không lấy điểm
tựa từ trí tuệ sắc sảo mà chủ yếu được Chế Lan Viên kiến tạo trên cái nền những
xúc động của chính tâm hồn mình, lắng nghe tiếng lòng của chính mình mà chiêm
nghiệm ra một chân lí phổ quát của đời sống tình cảm con người. Chính vì triết lí
được rút ra từ tình cám, cảm xúc chân thành, cho nên triết lí mà vẫn không khô
khan, vẫn tự nhiên, dung dị. Đó là những câu thơ vào loại hay nhất của đời thơ
Chế Lan Viên.
Sự sáng tạo hình ảnh là nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ này. Nhà thơ đã
sáng tạo ra một hệ thống hình ảnh đa dạng, phong phú. Có những hình ảnh thị
giác do quan sát được trong đời sống thực “bản sương giăng”, “đèo mây phủ”,
“chim rừng lông trỏ biếc”. Có những hình ảnh được miêu tả cụ thể đến chi tiết
“Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách”. Có nhữhg hình ảnh thực nhưng lại giàu sức
gợi “Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc”, có những hình ảnh được xây dựng thành
những hình ảnh - biểu tượng “con tàu” , “vầng trăng” , ‘Irái đầu xuân”,... Chế Lan
Viên là nhà thơ đã huy động hầu hết những thủ pháp nghệ thuật để tạo dựng hình
ảnh. Ông thường có thói quen ‘1hiết kế” những hình ảnh kì thú, mới lạ, độc đáo,
hoặc là xâu chuỗi, hoặc là tầng tầng lớp lớp, liên kết vối nhau bằng những liên
tưởng bất ngờ, có chiều sâu trí tuệ. cùng với nhũmg hình ảnh là những ẩn dụ, so
sánh được sử dụng rộng rãi, đa dạng và linh hoạt. Thơ Chế Lan Viên không thể
nào trần trụi, mộc mạc được, ông là nhà thơ dùng “văn chương” tới mức tối đa.
Thói quen này gắn liền với quan niệm về văn chương của ông: “Có những cách
cày bừa tăng năng suất cho cây trồng. Có những cách dùng chữ, viết văn tăng
năng suất cho Chính vì lẽ đó mà Chế Lan Viên luôn có ý thức tìm tòi, đổi mới
hình thức thơ. Và khi nào những tìm tòi về mặt hình thức ấy hòa hợp được với tư
tưởng sâu sắc, với cảm xúc phong phú, chân thành thì Chế Lan Viên có được
những bài thơ có giá trị.
TRẦN ĐĂNG SUYỂN
(1) Chế Lan Viên, Suy nghĩ và bình luận, NXB Văn học, H., 1971, tr.l27.
158