Page 163 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 163
III- vẻ đẹp trí tuệ trong Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên
Chế Lan Viên là nhà thơ lãng mạn, tác giả của tập thơ Điêu tàn rất nổi tiếng
trước Cách mạng tháng Tám. Yêu nước, òng đi theo cách mạng. Hoà bình lập lại
(1954), hoà mình trong bầu không khí sôi động, mới mẻ, ông sáng tác được nhiều
bài thơ hay. “Tiếng hát con tàu” in trong tập thơ “ánh sáng và phù sa” (1960) được
xem là một trong những đỉnh cao của thơ Chế Lan Viên.
Bài thơ mang tính thời sự, được sáng tác để đáp lại lời kêu gọi của Đảng và
Nhà nước kêu gọi mọi người đi khai hoang Tây Bắc. Bài thơ được sáng tác với xúc
cảm chân thành và nồng nhiệt, vùng đất tươi đẹp và anh hùng của Tổ quốc hiện
lên qua những hình tượng thơ lấp lánh ánh sáng của trí tuệ.
Thi sĩ, chính xác hơn là tâm hồn thi sĩ đã hoá thành con tàu mộng tưởng, dệt
những ước mơ tươi đẹp lên vùng đất nhiều đau thương nhưng nặng nghĩa tình, về
với Tây Bắc là trở về với nhân dân mà cũng là trỏ về với chính lòng mình.
Mở đầu bài thơ bằng lối tự vấn, nhà thơ bộc lộ sự trăn trở đầy triết lí trước một
nhiệm vụ trọng đại của đất nước:
Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hoá những con tàu
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tày Bắc, chứ còn đâu
Con tàu ở đây là con tàu của mộng tưởng, vì khi ấy và ngay cả bây giờ vẫn
chưa hề có đường tàu lên Tây Bắc. Nhưng con tàu ấy mang giá trị biểu tượng; gợi
những chuyến đi xa, gợi những ước mơ lãng mạn, hình ảnh thơ tràn ngập nhịp đi,
hiên ngang, say đắm;
Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi
Ngoài cửa ô, tàu đói những vành trảng
Chất trí tuệ không chỉ có trong giai điệu, hình ảnh mà còn xuất hiện cả ở
những liên tưởng, so sánh giữa cuộc đời mênh mông với cảm xúc cá nhân nhỏ bé,
giữa sự khép mình và sự trải rộng lòng mình ra với nhân dân, đất nước. Người đi
khai hoang Tây Bắc chẳng những vì Tây Bắc mà còn vì việc mở rộng cánh cửa
hẹp của đời sống, mở lối cho sáng tạo, cho ngọn nguồn thơ:
Đất nước mênh mông, đời anh nhỏ hẹp
Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi?
Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép
Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia.
Sự ra đi (đến với Tây Bắc) đồng nghĩa với trỏ về (với nhân dân). Trở về “nơi
máu rỏ tâm hồn ta thấm đất”. Và đất đã trở thành mẹ thiêng liêng, “mẹ yêu
thương” trong gian khổ cần lao. Đây là cách nhà thơ cụ thể hoá cảm xúc của
mình;
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,
162