Page 160 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 160
II- Tiếng h á t con tàu của Chế Lan Viên
Tiếng hát con tàu là một trong những thành công tiêu biểu cho phong cách
thơ Chế Lan Viên: phong cách triết luận - tâm tình. Đó là lúc bài thơ vừa dồi dào
cảm xúc, vừa trĩu nặng suy tư. Tiếng hàt con tàu dạt dào tình cảm với đất nước và
con người, vừa tràn đầy những suy tư chiêm nghiệm về lẽ đời, lẽ sống của con
người, lẽ sống của thơ ca, trong đó có những đoạn đã kết tinh được toàn bộ xúc
cảm và ý tứ của bài thơ:
Nhở bản sương giăng, nhớ đèo mày phủ
Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn.
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tinh yêu ta như cành kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lõng trỏ biếc
Tình yêu làm đất lạ hoà quê hương
Đây là một đoạn đặc sắc. Đoạn thơ này thuộc về mạch hồi tưỏng vừa da diết,
vừa ân tình đối với miền Tây. Tây Bắc hiện lên với một chuỗi nỗi nhớ gắn với
những gương mặt thân thương: con nhở anh con, con nhở em con, con nhớ mế.
Rồi đến các bản làng, những miền đất mà người con ấy đã đi qua, đã gắn bó. Và
cuối cùng là nỗi nhớ dành cho tình yêu đôi lứa. Đoạn thơ này gồm hai khổ. Mỗi
khổ có một nội dung riêng. Nếu ba khổ trên, nói đến người anh, người em và bà
mẹ, tác giả chỉ bộc bạch những tinh cảm chân thành, đằm thắm của mình, thì ỏ
khổ này, bên cạnh những cảm xúc chân thành và sâu lắng, chúng ta còn thấy Chế
Lan Viên đúc kết, chưng cất những xúc cảm ấy thành những triết lí, chân lí, thành
quy luật của tình cảm. Do đó, nó vừa có vẻ đẹp của thơ, vừa cố sư sâu sắc của
một châm ngôn.
Khổ thơ thứ nhất mỏ đầu bằng một câu giản dị, cất lên từ nguồn xúc cảm
mãnh liệt:
Nhớ bản sương giáng, nhớ đèo mây phủ
Câu thơ được ngắt thành hai vế, mỗi vế được bắt đầu bằng chữ nhớ. Nó tạo
cho câu thơ âm hưởng như một điệp khúc. Nó gợi ra hình ảnh một cái tôi, một
nhàn vật trữ tình chìm đắm trong một nỗi nhớ triền miên. Kỉ niệm này chưa mờ đi,
kỉ niệm khác đã trỗi dậy... Đến câu thứ hai, cảm xúc đã có phần chuyển hoá thành
suy tư, đúc kết:
Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương
Nhưng dầu sao đây mới chính là một sự khải quát đơn thuần. Phải đến hai
câu tiếp theo nó mới thât sự là triết lí, xúc cảm đã kết tinh thànti châm ngôn:
Khi ta ở chỉ là nơi đât ỏ
Khi ta đi đất đã hoà tâm hồn
Câu thơ là sự đúc kết về một quy luật nhân sinh, một sự kì diệu của tâm hồn,
159