Page 165 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 165

cuộn  phim trong tâm  hồn chứa chan tình cảm sâu  nặng của tác giả.  Nhà thơ gọi
      một  cách  thân  thiết,  ruột  rà  những  “giai  điệu  nhân  dân”  của  mình:  “Con  nhớ...
      người anh du kích”, “Con nhớ... thằng em liên lạc”, “Con nhớ mê... tóc bạc” .
          Tây  Bắc  hiện  lên  anh  dũng  mà tình  nghĩa.  Và chính  nỗi  nhớ đó,  chính  nhận
      thức đó đã tấn phong xứ sở xa lạ thành quê hương:
                       Khi ta ỏ, chỉ là nơi đất ở
                       Khi ta đi, đất đã hoà tâm hồn!
          Tiếp  tục  mạch  triết  lí,  nhà  thơ  chuyển  sang  diễn tả  sự gắn  kết  bằng  những
      rung động cụ thể, riêng tư. Chuyện tình yêu:
                       Anh bỗng nhở em như đông về nhớ rét
                        Tinh yêu ta như cánh kiến hoa vàng
                       Như xuân đến chim rừng lông trỏ biếc
                        Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương.
          Khổ thơ tiếp tục chứng  minh triết lí “đất - tâm  hồn”  bằng cách tìm ra  nguyên
       nhân làm cho “đất lạ hoá quê hương”. Lối so sánh thật khác lạ: “Anh bỗng nhớ em
       như đông  về  nhớ  rét” .  Chất trí tuệ  lấp đầy chứ không  phải tình  cảm thuần  khiết.
       Mùa đông luôn đi kèm giá  rét,  mùa xuân lấp lánh “hoa vàng” với “chim rừng lông
      trỏ biếc”. Vạn vật hồi sinh một khi có tình yêu, vỳ. tình yêu đó đã khiến điều xa lạ
      trỏ nên gần gũi; “Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương”.
          Tinh yêu phải biến thành hành động, nhà thơ giục giã lên đường xây dựng quê
       hương Tây Bắc:
                        Đất nước gọi hay lòng ta gọi?
                        Tinh em đang mong tình mẹ đang chờ
                        Tàu hãy vỗ giùm ta đôi cánh vội
                        Mắt ta thèm mái ngói đỏ tràm ga
                        Trở về với Tây Bắc cũng có nghĩa trỏ về với cội  nguồn thơ, với
       lẽ sống cao quý của  một tâm  hồn  nghệ sĩ.  Nhà thơ một lần  nữa  được tái sinh.  Ý
       nghĩa thơ ca, cuộc sống là ở chính cuộc đời:
                        ... Ai bảo con tàu không mộng tưởng?
                        Mỗi đém khuya không uống một vầng trảng
                        Lòng ta cũng như tàu, ta cũng uống
                        Mặt hồng em trong suối lởn mùa xuân
           Chất trí tuệ giàu cảm xúc của Chế Lan Viên được bồi đắp trong  bể rộng tình
       cảm  cách  mạng  đã  mang  đến  cho  “Tiếng  hát  con  tàu“  sức  ngân  vang  làm  say
       đắm trái tim của độc giả bao đời.
           Con tàu là  biểu tượng của sự “đi tới”,  đến với miền đất Tây Bắc tươi đẹp của
       Tổ quốc đang vẫy gọi sự dựng xây, tái thiết sau chiến tranh.  Tiếng  hát ấy còn  là
       tiếng hát ngợi ca của một tâm hồn đang bắt nhịp đồng điệu với cuộc sống mới, nơi
       ý nghĩa sống của con người được thiết lập dựa trên sự gắn kết toàn dân.
                                                         ĐÀO THỊ THU HẰNG




       164
   160   161   162   163   164   165   166   167   168   169   170