Page 157 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 157
cũng là sự trở về vối chính tâm hồn mình, làm giàu có thêm tâm hồn thơ của mình.
Chế Lan Viên đã tìm ra một cách diễn đạt thông minh, sắc sảo nhưng cũng khá
cẩu kì - một kiểu tư duy nghệ thuật rất Chế Lan Viên - để thể hiện sự hòa nhập tư
tưỏng, tình cảm, tâm hồn của người nghệ sĩ với cuộc đời rộng lớn của nhân dân,
đất nước. Tình cảm, tâm hồn của nhà thơ “Khi lòng ta đã hóa những con tàu” một
khi đã hòa nhập với không khí náo nức, tưng bừng, với niềm vui chung của nhân
dân trong công cuộc dựng xây đất nước “Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát” thì
cũng là lúc soi vào lòng mình, nhà thơ có thể thấy được cả cuộc đời rộng lớn “Tâm
hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu”. Ý tưởng này đã từng được Chế Lan Viên diễn tả
trong bài thơ Chim lượn trăm vòng:
Tàm hồn tôi khi Tổ quốc soi vào
Thấy ngàn núi tràm sông diễm lệ
Mối quan hệ giữa hiện thực cuộc sống và người nghệ sĩ đã được Chế Lan
Viên ý thức thật rõ ràng. Một mặt, ông thấy được vai trò quyết đình của đời sống,
nhưng mặt khác, ông vẫn khẳng định, đề cao vai trò của người nghệ sĩ với tư cách
là chủ thể sáng tạo. Chế Lan Viên đã không giới hạn bài thơ của mình trong mục
đích tuyên truyền, vận động cho một chủ trương, chính sách cụ thể mà đã mở
rộng, đem đến cho nó một ý nghĩa khái quát sâu sắc về đời sống và chân lí nghệ
thuật.
*
Tiếng hát con tàu bộc lộ niềm khao khát mãnh liệt và niềm hạnh phúc lớn lao
của nhà thơ khi trở về với nhân dân:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gập mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
Thể hiện niềm hạnh phúc lớn lao đó, tác giả sử dụng liên tiếp những hình ảnh
so sánh. Những hình ảnh này vừa có vẻ đẹp thơ mộng, mượt mà “nai về suối cũ,
cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa”, vừa có sự hòa hợp giữa nhu cầu, khát vọng
của bản thân với hiện thực ‘Irẻ thơ đói lòng gặp sữa, nôi ngừng gặp cánh tay đưa”
đă nhấn mạnh niềm hạnh phúc tột độ và ý nghĩa sâu xa của việc trở về với nhân
dân. Đối với nhà thơ, được trở về với nhân dân không chỉ là niềm vui, niềm khao
khát, mà còn là một lẽ tự nhiên, phù hợp với quy luật, về với nhân dân là về với
ngọn nguồn bất tận của sự sống, về với những gì thân thiết sâu nặng của lòng
rnình.
Khát vọng trở về với nhân dân được tác giả thể hiện thông qua những cảm
xúc chân thành, những tình cảm cụ thể, những kỉ niệm sâu sắc gắn liền với những
con người tiêu biểu cho sự hi sinh, cưu mang đùm bọc của nhân dân trong kháng
chiến. Nhân dân ở đây không còn là một khái niệm chung chung, trừu tượng mà
156