Page 154 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 154

TIẾNG HÁT CON TÀU

                                                              CHẾ LAN VIÊN

        A. KIẾN THỨC BỔ TRỢ
        I- Tác giả: Chế Lan Viên (1920 -1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, quê
    ở xã  Cam  An,  huyện  Cam  Lộ,  tỉnh  Quảng  Trị.  Thuở  nhỏ,  Chế Lan  Viên  sống ở
    Bình Định.  Sau  khi tốt nghiệp trung học, ông đi học và làm báo ở Sài Gòn và các
    tỉnh miền Trung.
        ông bắt đầu  làm thơ từ năm  12,  13 tuổi.  Năm  17 tuổi,  với  bút danh Chế Lan
    Viên,  ông  xuất  bản  tập thơ đầu  tay  nhan  đề  Điêu tàn,  có  lời  tựa  đồng thời  là  lời
    tuyên  ngôn  nghệ thuật của  “Trường thơ Loạn”.  Từ đây,  cái tên  Chế Lan Viên trở
    nên nổi tiếng trên thi  đàn Việt Nam.  ông cùng với  Hàn Mặc Tử,  Yến  Lan,  Quách
    Tấn sáng lập ra “Trường thơ Loạn” được gọi là nhóm “Bàn thành tứ hữu” của Bình
    Định.
        Cách  mạng tháng  Tám  nổ ra,  ông tham gia  cướp chính  quyền  ỏ Quy  Nhơn.
    Sau  năm  1954,  ỏng về sống ở Hà  Nội, tiếp tục các hoạt động văn  nghệ và sáng
    tác. Từ sau  năm  1975, ỏng vào sống tại Thành phố Hồ Chí Minh cho đến lúc qua
    đời.
        Các tập thơ tiêu biểu của Chế Lan Viên; Điêu tàn (1937), ánh sáng và phù sa
    (1960), Hoa ngày thường,  Chim bào bão (1967),  Những bài thơ đánh giặc (1972),
    Hoa trên đá (1984),...
        Ngoài ra, Chế Lan Viên còn viết các tập tiểu luận phê bình: Phê bình vàn học
    (1962),  Suy  nghĩ và  bình  luận  (1971),  Từ gác  Khuê  Văn  đến  quán  Tning  Tân
    (1981) Nghỉ cạnh dòng thơ (1981),
        III- Phong cách:  Trưốc Cách mạng tháng Tám năm  1945, thơ Chế Lan Viên
    mang  phong  cách  kinh dị,  thần  bí,  bế tắc của thời “Điêu tàn”  với xương,  máu, sọ
    người, với những cảnh đổ nát, với tháp Chàm. Những tháp Chàm “điêu tàn” là một
    nguồn cảm hứng lớn đáng chú ý của Chế Lan Viên, qua những phế tích đổ nát và
    không  kém  phần  kinh  dị trong thơ Chế Lan Viên,  ta  thấy  ẩn  hiện  hình  bóng  của
    một vương quốc hùng mạnh thời vàng son cùng với nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ.
        Sau Cách  mạng, thơ ông đã tìm đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, đã
    thấm  nhuần  ánh  sáng của  cách  mạng, và  có  những thay đổi  rõ  rệt.  Trong thời  kì
    1960 -1975, thơ Chế Lan Viên nỗ lực vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng, chất
    chính luận, thời sự đậm đà.
        Sau năm 1975, thơ Chế Lan Viên dần trở về đời sống thế sự và những trăn trở
    của cái tôi trong sự phức tạp, đa diện, phong phú và vĩnh hằng của đời sõng.
        Phong cách thơ nổi bật nhất của Chế Lan Viên là chất suy tưỏng triết lí mang
    vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng,  phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi  một
    ngòi bút thông minh, tài hoa.


                                                                            153
   149   150   151   152   153   154   155   156   157   158   159