Page 153 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 153
Làn anh em rải rác không biết nơi tìm
Không ván, không người đưa cha đi chôn cất
Mẹ thào khăn phủ mặt cho chông
Con cỏi áo liệm thân cho bố,
Mẹ con ẵm cha đi nằm ỏ chắn rùng
Máu đầy tay, nước tràn đầy mặt...
Nền văn hoá cổ truyền bị giặc xoá bỏ. Nỗi đau vì thế càng đau hơn:
Chúng con còn thơ, ai dạy nuôi
Không ai chống gậy khi bà cụ qua đời! / \
Mẹ ngồi khóc, con cúi đầu cũng khóc.
Dĩ nhiên là phải trả thù. Nỗi đau biến thành lòng căm hận. Trước tiên là lí
thuyết, là lời đe doạ, thề nguyền: ^ 0
Mày sẽ chết! Thằng giăc Pháp hung tàn 'í p i ' >
Băm xương thịt mày, tao mới hả! ^
Nhà thơ không miêu tả trực tiếỊ3'-việc báo thù diễn ra như thế nào, nhưng niềm
vui và sự đổi đời sau chiến thắng Cãồ - Lạng thì được nói rõ: người dọn về làng, có
tiếng trẻ em cười, tiếng ỏ tô,... Cuộc sống mới đến trong niềm hạnh phúc khôn
cùng: “Người nói cỏ lay trong rừng rậm” .
“Mặt trời lên” tương phản với cảnh hôm nào “mịt mùng mưa rơi” . Cuộc sống
sau ngày giải phóng tương phản với cuộc sống thuở còn nô lệ. Con người trở lại
làm chủ trên mảnh đất của mình. Con người ấy đầy sức mạnh và đủ tự tin vì đã
thấu hiểu phương hướng hành động: “Con đi bộ đội”.
Bài thơ kết thúc bằng lời nhắn gởi: “Đuổi hết nó đi, con sẽ về trông mẹ” .
Bằng cách đan xen hai lớp tâm trạng, cảm xúc vào nhau (sáu câu đầu miêu
tả cảnh giải phóng Cao - Lạng; 31 câu thơ tiếp theo miêu tả tội ác của giặc Pháp
và quyết tâm giết thù; 15 câu còn lại tiếp nối mạch cảm hứng hạnh phúc chiến
thắng, xây dựng cuộc sống mâi từ sáu câu đầu), sử dụng lối diễn đạt mang đậm
sắc thái văn hoá Tày, nhà thơ tái hiện những năm tháng đau thương của Tổ quốc
và bày tỏ trách nhiệm, bổn phận của mình với mẹ, với quê hương và với Tổ quốc
thân yêu.
LÊ HUY BẮC
152