Page 155 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 155
III- Xuất xứ; Những năm 1958 - 1960, Đảng và Nhà nước đã vận động nhân
dân đi xây dựng vùng kinh tế mới Táy Bắc. Lấy sự kiện chính trị xã hội làm điểm
xuất phát là một cách khai thác đề tài rất quen thuộc của nhà thơ Chế Lan Viên.
Tuy nhiên, về cơ bản Tiếng hát con tàu là hành trình tác giả trỏ về tìm lại chính
con người bản thân mình. Đồng thời, bài thơ còn là khúc hát về lòng biết ơn, về
tình yêu và sự gắn bó với nhân dân, với đất nước của một tâm hồn thơ đã tìm thấy
ngọn nguồn nuôi dưỡng và chân trời nghệ thuật mới của mình.
B. TIẾP CẬN TÁC PHẨM
I- Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên)
Tiếng hát con tàu được Chế Lan Vien viết năm 1960 (in trong tập thơ ánh
sáng và phù sa, 1960). Đó là thời điểm miền Bắc sau những năm kháng chiến
thắng lợi, vừa mới trải qua thời kì khôi phục kinh tế bắt đầu bước vào kế hoạch
năm năm lần thứ nhất. Hoàn cảnh lịch sử đặc biệt đó đã làm nảy sinh trong giới
văn nghệ sĩ một ý thức nghệ thuật gắn bó mật thiết với công cuộc xây dựng cuộc
sông mới của nhân dân, tự nguyện và sẵn sàng đi đến những vùng xa xôi của đất
nước đang còn gặp nhiều khó khăn, gian khổ.
ý thức nghệ thuật chung đó của tầng lớp văn nghệ sĩ khi gặp một hoàn cảnh
thuận lợi, cụ thể (cuộc vận động đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tê ở miền
núi Tây Bắc) đã đầu thai vào hồn thơ Chế Lan Viên và được thể hiện sinh động
trong bài thơ Tiếng hát con tàu. Ị
Trong Tiếng hát con tàu, các hình ảnh con tàu và Tây Bắc là những hình ảnh
có ý nghĩa biểu tượng. Con tàu là biểu tượng cho tâm hồn nhà thơ đang khao khát
lên đường, vượt ra khỏi cuộc sống chật hẹp, quẩn quanh để đến với cuộc đời rộng
lớn. Tây Bắc, ngoài ý nghĩa cụ thể chỉ địa danh một vùng đất xa xôi của Tổ quốc,
còn là một biểu tượng của cuộc sống lớn của nhân dân và đất nước, là cội nguồn
cảm hứng của văn học nghệ thuật.
Lấy sự kiện chính trị, thời sự làm điểm xuất phát, khơi gợi cảm hứng nghệ
thuật là một cách khai thác đề tài khá quen thuộc của Chế Lan Viên (những bài
Giữa tết trồng cây, Tàu đến, tàu đi, v.v... trong tập thơ ánh sáng và phù sa). Song,
từ những điểm xuất phát đó, xu hướng chung của thơ Chế Lan Viên là vượt lên
nhằm đạt tới sự khái quát sâu sắc về con người và cuộc sống,
*
Tiếng hát con tàu cũng như những bài thơ trữ tình chính trị khác của Chế Lan
Viên có một giọng điệu riêng không lẫn với những nhà thơ khác. Nếu như thơ trữ
tình chính trị của Tố Hữu nhân danh Đảng, cộng đồng, dân tộc mà tuyên truyền
chính trị, là sự thống nhất cao độ, nhiều khi là đồng nhất giữa chủ thể trữ tình cá
nhân với Đảng, cộng đồng, dân tộc, thì Chế Lan Viên chủ yếu nhân danh cá nhân
mà nói tới chính trị. Chế Lan Viên luôn tìm tòi và tạo cho thơ trữ tình chính trị của
mình một màu sắc riêng: nói chính trị một cách văn hóa, sang trọng bằng một
154