Page 191 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 191
ghi ta lá xanh ... tiếng ghi ta tròn bọt nuớc võ tan... tiếng ghi ta ròng ròng máu
chảy’. Âm thanh tiếng đàn đã vỡ ra thành màu sắc, thành hình khối, thành dòng
máu chảy. Sự ra đi của Lor-ca là một nỗi đau không diễn tả được thành lời.
Nói đến nghệ thuật Siêu thực là nói đến sự tổng hợp các loại hình nghệ thuật
trong nghệ thuật ngôn từ. Bài thơ có sự kết hợp độc đáo giữa màu sắc, hình khối
và àm thanh. Đấy là nghệ thuật tổng hợp các loại hình nghệ thuật hội hoạ, điêu
khắc, âm nhạc và dĩ nhiên là cả văn học. Nhà thơ “nói” mọi thứ bằng chất liệu
ngôn từ trên nền kĩ thuật đặc trưng của các loại hình nghệ thuật. Vậy nên, khi tiếp
xúc với bài thơ, người đọc cần huy động tối đa các giác quan để cảm nhận.
Bởi mỗi câu thơ là một gián đoạn trong chuỗi tiếp nhận thông thường: tiếng
ghi ta xanh (màu sắc), tiếng ghi ta tròn (hình khối), tiếng ghi ta chảy máu (kết hợp
màu sắc và sự chuyển động). Những kết hỢp đầy sáng tạo, người đọc khó có thể
hình dung được những biểu hiện ấy của ghi ta khi chưa đọc bài thơ.
Bút pháp siêu thực còn có sự kết hợp giữa những yếu tố hiện thực với các yếu
tố tưởng tượng huyền ảo, hoang đường và cả những yếu tố tôn giáo (thông thường
là những yếu tố lấy từ giấc mơ): đường chỉ tay, lá bùa, dòng sông (gợi triết lí siêu
thoát của nhà Phật), vẫn có sự mơ hồ trong những liên kết đầy ngẫu hứng này: lá
bùa là để ngăn không cho cái chết xảy ra với Lor-ca hay còn mang ý nghĩa nào
khác, người đọc khó có thể cắt nghĩa. Trong trường hợp này, kĩ thuật siêu thực
chính là sự tổng hợp nhiều mô thức văn hoá của nhân loại. Và ứng với mỗi vỉa tầng
văn hóa, hình tượng thơ yêu cầu một cách đọc khác nhau.
Ngay việc sử dụng âm thanh cũng cho thấy những sáng tạo thiên tài của
Thanh Thảo. Chuỗi âm thanh li-la li-la li-la được láy lại hai lần trong bài thơ. Khó có
thể xếp âm thanh này vào loại nào được. Nghe có vẻ của tiếng ghi ta, những lại
vẫn âm vang tiếng nhạc ngựa trên dặm trường và cả trên bãi đấu bò. Siêu thực
hơn có thể cảm nhận đấy là âm thanh của một linh hồn chết. Đấy vừa là thứ âm
thanh có thể nắm bắt vừa là âm thanh không thể nắm bắt, thứ âm thanh vừa tượng
thanh nhưng cũng tượng hình, thứ âm thanh từ cõi sống và là thứ âm thanh từ cõi
chết... Ma thuật ngôn từ được phô diễn một cách trí tuệ và đòi hỏi một sự cảm
nhận cũng mang tầm trí tuệ tương ứng. Chuỗi âm thanh được lặp lại để diễn tả sự
sống tiếp tục của tiếng đàn. Tiếng đàn không chết, nghệ thuật sẽ không chết và
hình ảnh nghệ sĩ Lor-ca sẽ sống mãi với thời gian.
Ngợi ca nghệ sĩ thiên tài Lor-ca, Thanh Thảo đưa ra quy luật: Nghệ sĩ và khát
vọng cũa nghệ sĩ thì luôn mong manh trước cuộc đời, khẳng định cường quyền có
thể giết chết nghệ sĩ nhưng hình ảnh họ và nghệ thuật chân chính sẽ không bao
giờ chết.
Theo Thanh Thảo, đóng góp lớn nhất của một nghệ sĩ thiên tài là biết để lớp
190