Page 201 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 201
của Liên, người kể chuyện ngôi thứ ba miêu tả: “An bỏ bao diêm xuống bàn cùng
chị ra ngoài chõng ngồi”. Hoá ra Liên vẫn chưa ra ngoài, vẫn ở ‘1rong cửa hàng”.
Tại sao có sự khập khiễng ấy? Phải chăng là tại sự quan sát vụng về của Thạch
Lam?
Tiếp theo là cảnh “chị Tí phe phẩy cành chuối khô đuổi ruồi bò trên mấy thức
hàng” trong đêm khuya muộn. Trường hợp ruồi xuất hiện trong đêm tối là rất hiếm.
Chỉ có hai khả năng xuất hiện ruồi vào ban đêm: một là ruồi ở nơi ấy rất nhiều pí
do này khả dĩ vì đấy là phố chợ song hàng chị Tí thì không có nhiều thứ hấp dẫn
ruồi và động tác phe phẩy cành chuối của chị thì gợi sự hình dung một khung cảnh
ban ngày hơn là ban đêm], hai là đèn nơi ấy rất sáng [vì có đủ ánh sáng như ban
ngày thì ruồi mới hoạt động]. Song đèn của chị Tí thì khó có thể mà sáng rực được
bởi nó chỉ “chiếu sáng một vùng đất cát” nhỏ nhoi. Phải chàng Thạch Lam đã
quên bẵng mất thời gian?
Thêm nữa, tất cả nhân vật trong truyện đều chỉ có têni cộc lốc mà không có họ
và tên đệm: An, Liên, Tí, Siêu, Thi,... Tác giả gội cô bé Liên là “chị” , đặt tên cho
tác phẩm là “Hai đứa trẻ” [chứ không phải là Hai chị em]... Rõ ràng ỏ đây đã có
dụng ý, chẳng phải vì tác giả non tay nghề mậ nảy sinh ra các hiên tượng lệch lạc,
không trùng khớp về nguyên tắc tự sự kiả. Lạỉ nữa, phải đi vào câu chữ thật kĩ ta
mới phát hiện ra những hiện tượng phí lô-gích đó [bằng chứng là kể từ khi tác
phẩm ra đời cho đến nay (trong phạm vi đọc của bản thân) chúng tôi chưa thấy có
ý kiến nào trong số hàng trăm công trình lớn nhỏ nghiên cứu về Thạch Lam và Hai
đứa trẻ chỉ ra các chi tiết phi lô-gích này]. Còn nếu cứ thẩm văn theo cách bình
thường thì chắc chắn mọi chi tiết kia đều không có gì là phô là lỗi với toàn bộ nội
dung lẫn văn cảnh. Rõ ràng ở đây, Thạch Lam đã làm được điều mà bất kì một
nhà cách tân lớn nào cũng mong đợi; thay đổi tập tục đọc của độc giả. Vậy thì phải
cắt nghĩa sao đây?
Phải chăng là tại cái bóng đêm tối sầm kia nuốt chửng mọi cảnh vật, tương
ứng với bao kiếp lầm than? Phải chăng ánh sáng con tàu xoá mờ mọi cách ngăn
để mơ ước khôn nguôi cháy bỏng trong bao mảnh đòi lay lắt kia? ấn tượng về
bóng đêm hay ấn tượng về ành sáng chi phối linh hồn truyện?
*
Hiển nhiên, không ai có thể phủ nhận hoặc nảy sinh sự nghi ngờ về thiên tài
của Thạch Lam qua thiên truyện. Nhưng cũng như mọi truyện ngắn trác tuyệt
khác, Hai đứa trẻ không chấp nhận một cách cắt nghĩa, một kết luận cuối cùng về
nó, mà mãi mãi chân lí truyện sẽ vẫn luôn còn đó, tồn tại phía trước hoặc luôn đi
trưốc tư duy của người đọc (chí ít là người Việt Nam). Đây là kiểu truyện ngắn điển
hình cho lối viết mở. Nó rất gần với Sê-khốp ở chỗ: điều gì đó có thể xảy ra, sấp
xảy ra song chẳng hề xảy ra trong truyện (ý Paperny) và cũng gần với Ray-mơn
Ca-vơ ỏ chỗ: bản chất bình dị và nhẫn nại của cuộc sống luôn chứa đựng nhiều
200