Page 206 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 206
Nét lãng mạn đắm say đến mức trở thành ấn tượng ỏ Thạch Lam chưa phải
tập trung ỏ chỗ chất thơ ấy mà chủ yếu biểu lộ nơi nỗi buồn trực tiếp lan toả,
phong kín chất thơ. Cũng vẫn trong tầm cảm nhận của Liên; về àm thanh, ngoài
“tiếng trống” (đánh đôi ba lần trong tác phẩm) là tiếng “muỗi vo ve” , tiếng chõng
nan sắp gãy “kêu cót két”, tiếng các nhà... “đóng cửa im ỉm...” âm thanh đã đến độ
zero để làm nền xuất hiện àm thanh khác, đến cùng với ành sáng: con tàu từ Hà
Nội về mang theo cả âm thanh huy hoàng, tráng lệ; “Hai chị em nghe thấy tiếng
dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi”.
Đã trỏ thành quy luật, bao giờ đổi cảnh trong Hai đứa trẻ, Thạch Lam cũng
chú ý miêu tả ba khả năng nhận thứồ thực tại của con người: thính giác, thị giác và
khứu giác, song khứu giác (gắn với cảm nhận vật chất) thì ít được chú ý hơn. Xem
ra, ấn tượng đầu tiên ỏ Thạch Lam là ấn tượng tinh thẩn, mà đã là ấn tượng tinh
thần thì độ mờ hoà hình tượng rất lớn. Trong truyện, buổi chiều được cảm nhận
theo cách này: “chiều êm ả như ru”. Ta khó có thể quy nó vào một giác quan nào
được, có lẽ đấy là sự cảm nhận của tổng thể các giác quan, tuy về cơ bản nó là
cảm nhận của thính giác bởi ngay sau đójà “văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran
ngoài đồng ruộng”.
Song khứu giác lại có tầm quạn ừọng. Vì nhờ nó mà ấn tượng tinh thần được
thể hiện trọn vẹn hơn. Mùi vị trọng tác phẩm tuy chỉ xuất hiện hai lần song nó thực
sự tạo nên ấn tượng ở người đọc. Lần thứ nhất ‘Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi,
vỏ thị, lá nhãn và lá mía. Một mùi âĩìn ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi
cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em pên .tửỏng là mùi riêng của đất, của quê
hương này”. Quả thật, đấy chính là rriụi chợ huyện. Kiểu mùi này, về mặt định
danh, đâu có thua kém gì rnùi quán trọ mà Ban-dắc miêu tả trong Lão Gô-ri-ô.
Lần thứ hai là mùi phở bác Siêu: “Tiếng đòn gánh kĩu kịt nghe rõ rệt, khói theo
gió tạt lại chỗ hai chị em. Bác Siêu đã tới gần, đặt gánh phở xuống đường. Bác cúi
xuống nhóm lại lửa, thổi vào cái ống nứa con. Bóng bác mênh mang ngả xuống
đất một vùng và kéo dài đến tận hàng rào hai bên ngõ. An và Liên ngửi thấy mùi
phở thơm” . Đoạn văn được miêu tả chi tiết và vẫn dựa vào cái nhìn của Liên. Bỏi
ngay sau đó, từ mùi phở, “Liên nhớ lại khi ở Hà Nội”. Thì ra, ấn tượng Hà Nội trong
Liên là mùi phỏ “một thứ quà xa xỉ, nhiều tiền”. Còn ấn tượng về Liên trong ta lại là
khung cảnh nghèo, là tấm lòng cảm thông đối với nhiều cảnh nghèo khác, là nỗi
khao khát vượt thoát khỏi mủi chợ huyện kia, từa tựa như anh chàng Ra-xti-nhắc
muốn thoát khỏi cái mùi quán trọ của mụ Vô-ke, tuy cách hành động khác biệt và
quyết liệt hơn khi chàng vung tay thách thức Pa-ri thượng lưư tràn ngập ánh đèn.
Ánh sàng gắn với thị giác vẫn là nỗi ám ảnh đậm sâu nhất trong Hai đứa trẻ.
Sau những tiếng trống “gọi buổi chiều”, gam màu của bức tranh phố huyện là
sánợ và nóng: “Phương tây, đỏ rực như lửa cháy”. Màu sắc này được đặc tả như
hình khối chứ không phải bằng đường nét cụ thể miêu tả trực tiếp mặt trời và cảnh
205