Page 202 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 202

điểu tốt lành nho nhỏ song  đa  phần thì chưa xảy  ra trong truyện.  Truyện dường
  như không có đầu có cuối. Như thế, điều xảy ra hay cái kết của chuyện chi có thể
  xảy ra trong hồn độc giả - những người biết thông cảm, yêu mến các số phận lắt
  lay nơi phố huyện  kia. Từ góc độ này, ta thấy Thạch Lam hiện đại hơn bất kì một
  nhà  văn  hiện  đại  Việt  Nam  nào  khác.  Cách viết của  ông  đã  thực sự đưa  truyện
  ngắn hiện đại Việt Nam lên đỉnh cao của nó. Loại truyện mà nguyên tắc cơ bản là
  giảm thiểu tối đa yếu tố chủ quan của nhà văn, thực sự chú ý đến vai trò của độc
  giả trong  quá trình tạo  nghĩa  cho văn  bản và  quan trọng  hơn  là  không đặt trọng
  tâm vào cốt truyện. Tuy cốt truyện là yếu tố không thể thiếu trong bất kì hình thức
  chuyện  kể hư cấu  nào.  Các  nhà vàn từ thê  kỉ XIX và  nhũmg  năm  đầu thế kỷ XX
  trở về trước (tạm gọi là các nhà cổ điển) như Mô-pát-xăng, o.  Hen-ry,  Môm,... rất
  coi trọng  cốt truyện,  họ xem  nó  như là  yếu tô cơ bản quyết định  sự thành  công
  của  tác  phẩm,  song  với các  nhà  hiện  đại,  vị trí cốt truyện  đã  bị  đặt xuống  hàng
  thứ yếu.  Nhà vàn lúc này mới thực sự trở thành “người thư kí trung thành của xã
  hộr (theo cách nói của Ban-dắc). Bởi cái Qổt truyện cuộc đời thì không bao giờ có
  điểm kết thúc mà chỉ có tạm dừng ở một thời khắc nào đó mà thôi. Song các nhà
  cổ điển thì lại thích mang cái tạm dừng đó làm điểm dừng cố định cho cốt truyện
  nghệ thuật của  họ.  Do vậy sự “trung thành” với thời đại với tư cách là “người thư
  ki”  ở các nhà  hiện thực thế kỉ XIX chưa thể bằng các nhà hiện đại. Điều này dẫn
  đến  nghịch  lí  là  dù  các  nhà  hiện  đại  thường  khẳng  định  nhiều  hơn  yếu  tố chủ
  quan song thực tiễn sáng tác của họ lại khách quan hơn sáng tác của các nhà cổ
  điển.
       Phong trào hiện đại hoá truyện  ngắn thế kỉ XX được khơi  nguồn từ Sẽ-khốp,
  song  nhà viết truyện ngắn hiện đại đầu tiên của thế giới là Sơ-út An-đơ-xơn (Mỹ).
  An-đơ-xơn đưa ra quan niệm hết sức táo bạo: truyện ngắn chuộng hình thể (form)
   hơn cốt truyện (plot) trong tiểu luận  nổi tiếng của ông Hình thể,  không phải là cốt
   truyện, trong truyện ngắn (Form,  Not plot,  in the Short story,  1924); “Từ ngữ được
  sử dụng bởi  người  kể chuyện (tale - teller) như màu sắc được sử dụng  bởi hoẹ sĩ.
   Hình thể là vấn đề khác. Nó xuất hiện từ chất liệu của câu chuyện và thao tác xử lí
   của  người  kể  đối  với  chất  liệu  ấy.  Nó  là  câu  chuyện  đang  cố dựng  hình  hài,  cái
   hình  hài cứ lởn vỏn trong tâm trí người kể chuyện  hằng đêm  khi anh ta dần chìm
  vào giấc ngủ”‘^L
       Nguyên tắc tạo hình thể của truyện ngắn hiện đại hoàn toàn có thể được rút ra
   từ Hai đứa trẻ của Thạch  Lam bởi cốt truyện,  hiểu theo  nghĩa  bao hàm xung đột
   tạo  kịch tính thì  hoàn toàn vắng  bóng ở đây.  Hai đt'fa trẻ chỉ có  một trạng huống
   (tình  huống  tâm  trạng)  là  việc  hai chị  em  Liên và  An  bản  hàng  xén  tại  một  phố



   (1) Shervvood Anderson, Form Not PLot, in the Short Story, in The Story and Its Vỉriters
      Ed; Ann Charters, Bedíord Books of St. Martin's Press, Boston,  1995, p.  1380.

                                                                         201
   197   198   199   200   201   202   203   204   205   206   207