Page 204 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 204

của trí tuệ con người nên mãi mãi sẽ khảm được trong ta hình ảnh khó phai mờ: ấn
  tượng phổ huyện  là  cách  Thạch  Lam  muốn  gửi  lại  cho  bao  thê  hệ  độc  giả  Việt
   Nam.
                                       *
      Trong  lịch sử văn  học của  nhân  loại,  kể từ khi  cái tôi được ý thức,  con  người
  bước vào các  kỉ  nguyên  rực  rỡ của  chủ  nghĩa  lãng  mạn,  chủ  nghĩa  hiện thực  rồi
  chủ nghĩa ấn tượng...  Như thế, thời điểm ra đòi của chủ nghĩa ấn tượng thì mãi đến
  cuối thế kỉ XIX đầu thê  kỉ XX  khi  chủ  nghĩa  hiện thực đã trở nên trơ lì  không còn
  đáp ứng được yêu cầu thẩm mĩ của thời đại, mới xuất hiện. Hai đứa trẻ cũng ra đời
  trong  thời  điểm  này  chứng  tỏ  sự nhạy  cảm  nghệ  thuật  đến  thiên  tài  của  Thạch
   Lam. Vì khuynh hướng ấn tượng có nguồn gốc gần với chủ nghĩa lãng mạn nên có
   một số ý kiến xem đây là chủ nghĩa lãng mạn mới.
       Biểu  hiện  đầu  tiên của  ấn  tượng  Thạch  Lam là  ở cảm  hứng về  hình khối và
   màu sắc.  Cảm hứng  này được bộc lộ qua cách chọn từ, đặt câu.  Ngôn từ của Hai
   đứa trẻ tuy rất bình dị,  gần gũi với  ngôn  ngữ đời thường song lại có sức mạnh tạo
   hình và biểu thị  màu sắc rất rõ: “Trời nhá  nhem tối,  bây giờ chị em Liên  mới thấy
   thằng cu bé xách điếu đóm và khiêng hai cái ghế trên lưríg ỏ trong  ngõ đi  ra;  chị
   Tí,  mẹ nó, theo sau, đội cái chõng trêh đẩu và tay mahg  không  biết bao nhiêu  là
   đồ đạc:  tất cả cái cửa  hàng củã chị”*''*. Trên  nền  hoàng  hôn  nhạt nhoà,  hình ảnh
   hai mẹ con chị Tí hiện lên sinh động trong tử thế fất tả của người nghèo. Đoạn văn
   miêu tả sự nghèo  khổ của  mẹ con òhị Tí, thoạt đọc thì  rất khách quan,  không có
   bất kì dấu hiệu nào cho thấy sự ưư ái của người kể dành cho họ, nhưng ngẫm kĩ thì
   đâu  phải thế.  Chỉ riêng việc chọn  đối tượng  (người  nghèo) thôi cũng  đã  cho thấy
   tấm lòng của Thạch Lam.       Ị
       Về  phương  diện  trần thuật,  đoạn  văn  này  cho thấy  kiểu  trần  thuật  gửi điểm
   nhìn của người kể sang nhân  vật  “bây giờ chị em  Liên  mới thấy thằng cu  bé...”.
   Hiện  tượng  này thường xuyên xuất  hiện trong  Hai đứa  trẻ,  bao  giờ  lời  kể và tầm
   bao quát của người kể cũng chỉ giới hạn ở phạm vi cảm nhận của nhân vật về hiện
   thực. Nó cho thấy đặc điểm cơ bản của điểm nhìn trần thuật của Thạch Lam, đồng
   thời cho thấy bản chất của tự sự ấn tượng: “kể theo cái nhìn của nhân vật”, nguyên
   tắc  mà  ét-ga  Pô  luôn  thực  hiện  để tạo  hiệu  quả  ấn  tượng  cho  truyện  ngắn  của
   minh.
       Thạch  Lam  khai  triển  bút  pháp  này  ngay  lúc  mở  truyện:  “Tiếng  trống  thu
   không  trên  cái  chòi  của  huyện  nhỏ:  từng  tiếng  một  vang  ra  để  gọi  buổi  chiều.
   Phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám  mây ánh hồng như hòn than sắp
   tàn,  Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời”.  Rõ ràng đây là
   lời của  người  kể chuyện ở  ngôi thứ ba.  Không  gian  và thời  gian được giới  hạn cụ



   (1) Thạch Lam, Hai đứa trẻ, in trong Văn học 11, Tl, NXB Giáo dục, 2000, tr.  154 - 161.

                                                                          203
   199   200   201   202   203   204   205   206   207   208   209