Page 213 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 213

Nhưng  không vì thế mà  nhân vật của Thạch  Lam cay  nghiệt với  đời.  ở Liên,
      cô sở  hữu  một tấm  lòng  bao  dung,  độ lượng.  Liên  không  chỉ yêu  thương An  mà
      còn  quý  cả  những  em  bé  con  nhà  nghèo  sống  ven  chợ,  chiều  đến  cứ “cúi  lom
      khom...  nhặt nhạnh...  bất cứ cái gì có thể dùng được của  các người  bán  hàng để
      lại,  Liên trông thấy động lòng thương  nhưng  chính chị cũng  không có tiền để mà
      cho chúng nó” .
          Cũng  không  vì  khổ  cực  mà  hai  chị  em  Liên  (và  có  lẽ  là  mọi  người  nơi  phố
       huyện) nguôi ước mơ về cuộc đời đầm ấm. Cuộc đời đó hiện diện qua biểu tượng
      ánh sáng. Họ hướng về, nói đúng hơn là hai chi em hướng về bất cứ ánh sáng nào
       lọt vào  mắt  họ.  Thạch  Lam  quả  thật tài tình  khi  miêu  tả  các  loại ánh  sáng trong
      truyện; xa thì có ánh sáng mặt trời, ánh sáng vì sao, gần chút nữa là ánh sáng của
       đom đóm,  ánh sáng của  những  ngọn đèn, đủ  loại đèn:  đèn treo,  đèn  hoa  kì,  đèn
       dây sáng xanh, đèn con, đèn lồng, đèn ghi,... với vô vàn kiểu ánh sáng: đỏ như lửa
       cháy,  hồng như hòn than  sắp tàn,  sáng xanh,  sáng xanh biếc,  ánh  sáng  vàng lơ
       lửng đi trong  đêm tối,  sáng  trắng-,  kèm với  màu sắc ánh sổng là  cường độ sáng-.
       sáng lấp lành,  sáng  rực,  sáng  trung-,  đặc biệt  hơn  là việc xuất  hiện  hình  thù của
       ánh  sáng-,  khe  ánh  sáng,  vệt sáng,  quầng sáng,  chấm sáng của  lửa  (2  lần),  hột
       sáng,  vùng sáng,  đốm  (sáng)  của than đỏ,.., Đỉnh điểm  của  cuộc trưng  bày ánh
       sáng kia là quan sát độc nhất vô nhị trong văn chương người Việt:  “Những  nguồn
       sáng  ấy đều  chiếu  ra  ngoài  phố khiến  cát  lấp  lánh  từng  chỗ  và  đường  mấp  mô
       thêm vì những hòn đá nhỏ một bên sáng, một bên tôT. cảm nhận ánh sáng tinh tế
       đến thế thì thật lạ thường!
           Quả con mắt của Liên thật tinh đời. Phải yêu lắm cái phố huyện nghèo kia thì
       mái hiểu hết được tại sao “con đường mấp mô thêm”, tại sao “cái hòn đá nhỏ” kia
       chỉ  được  nhận  có  một  phần  anh  sáng.  Đấy  cũng  chính  là  cảnh  ngộ,  tâm  trạng
       Liên: ở nơi phố huyện vẫn khôn nguôi nhớ Hà Nội, cuộc sống buồn khổ vẫn không
       quên hương vị kem Bờ Hồ, phở Hà Nội, ngồi trong bóng tối vẫn luôn hưống về ánh
       sáng.  Mọi  ánh  sáng  được trưng  bày trên  kia  tuy  có  mối  tương  liên  chặt  chẽ  với
       nhân vật, tuy thừa sức khẳng định pháp sư ngôn từ ánh sáng Thạch Lam bởi trong
       vò vàn sắc thái ánh sáng đó, đêm tối bỗng trở nên thảm hại, bé nhỏ đến tội nghiệp
       (Thạch  Lam,  như đã  phân tích,  không chủ tâm  miêu  tả  bóng tối:  Hai đứa  trẻ chỉ
       vẻn  vẹn  có  đôi  sắc  màu  tối:  nhá  nhem tối,  chập tối,  đêm,  cái tối,  bóng tối,  sẫm
       đen, khuya, tối đen) nhưng tất cả các ánh sáng kia vẫn chưa là tâm điểm của ánh
       sáng trong truyện, vẫn chưa tạo nên ấn tượng  riêng biệt bằng  kiểu  ánh sáng thứ
       hai: ánh sáng ki ức.
           Không  nhiều,  không  hoành tráng  bằng  nhưng việc  khai thác  ánh sáng ki ức
       của Thạch  Lam sẽ khắc hoạ rõ nét hơn con người tâm trạng của  Liên. Nhờ sự cô
       đọng của kí ức và nhờ bản chất kí ức của mình nên kiểu ánh sáng này dễ tạo được
       ấn tượng trong lòng người đọc hơn.



       212
   208   209   210   211   212   213   214   215   216   217   218