Page 214 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 214
Lần đầu tiên nhắc đến Hà Nội “khi cả nhà bỏ Hà Nội về quẽ ở vì thầy Liên
mất việc”, trong Liên kí ức về Hà Nội chưa xuất hiện. Nhưng đến lần thứ hai thì
Liên đã “nhớ lại khi ở Hà Nội” và Hà Nội được gợi lại từ mùi phở của bác Siêu, là
“cốc nước lạnh xanh đỏ” (kí ức của trẻ con) là “một vùng sáng rực và lấp lánh”. Hà
Nội đồng nghĩa với ánh sáng.
Vì cái ánh sáng đó, vì nỗi truân chuyên của bao cuộc đời ngoài kia, vì cám
cảnh cho chính thân phận mình nên dẫu đôi khi “tâm hổn Liên yên tĩnh” sorig vẫn
có “những cảm giác mơ hồ không hiểu”.
Cảm giác mơ hồ ấy tồn tại trong trạng thái động bởi nó được đặt trong bối
cảnh động. Từ hình khối, âm thanh đến sắc màu đều vận động. Chiều vận động
sang đêm, đêm vận động đến khuya; ‘Irống thu không” đến ‘1rô'ng cầm canh” ...
tất cả mọi chuyển động ấy đều làm nền để thêm một ấn tượng nữa đăng quang,
vẫn là ánh sáng, nhưng là ánh sáng di động. Từ xa là chấm sáng đến gần là
luồng sáng. Từ xa là con tàu, gần hơn và cận kề là con tàu - ánh sáng, nhưng qua
đi cái con tàu mang luồng sáng kia lại là kí.ức, là mơ ước là khao khát, là thoả mãn
nỗi nhung nhố Hà Nội rực ánh đèn. Con tàu mang chút niềm tin tương lai đến cho
phố huyện.
Trước khi con tàu xuất hiện, phố huyện sống trong trạng thái uể oải, lơ mơ
ngủ, kém sinh khí và mọi hành động đều quy tụ ở tâm lí đợi tàu. Thạch Lam dành
đến 852 chữ (gần một phần ba số chữ của tác phẩm; 852/2739) để tập trung khắc
hoạ con tàu qua phố huyện. Con tàu đó là nguồn sống cả về vật chất lẫn tinh thần
đối với dân phô' huyện. Đoạn phim phiêrr chợ nghèo buổi tối do Liên thủ vai chính
kiêm đạo diễn được dựng theo lối rất cổ điển. Trong cái bóng mênh mang ấy lần
lượt từng người bán xuất hiện: trước tiên là chị Tí hàng nước, sau là bác phỏ Siêu
và cuối cùng là gia đình xẩm. Cả bốn nhân vật đều là những người kiếm ăn cuối
cùng trong ngày. Họ (trừ xẩm) đều được miêu tả từ xa đến cận cảnh. Trong khi đó,
người mua thì ít hơn và không được dẫn dắt từ xa đến gần, họ xuất hiện đột ngột:
ngay sau câu nói “A, cô bé làm gì thế?” là tràng cười khanh khách của cụ Thi điên
đến mua níợu ti (thứ rượu hợp pháp mà thực dân Pháp quy định cho dân ta thời
đó); mài đến khi tiếng trống khuya muộn đánh lên thì chị Tí mới có “hai, ba bác
phu ngồi uống nưốc và hút thuốc lào”. Còn với chị em Liên, sau cụ Thi, chẳng có
ai đến mua hàng cả; hàng phở “xa X?’ của bác Siêu thì bi đát hơn: chẳng thấy có
người nào mua. Khung cảnh mua bán được chốt lại bởi lời kể (hay hồi tưởng) về
quá khứ, quá khứ rất gần; “Trước kia, ở sân ga, có mấy hàng cơm mỏ đón khách,
đèn sáng cho đến nửa đêm. Nhưng bây giờ họ đóng cửa cả rồi, cũng im lặng tối
đen như ngoài phố” ...
Nhưng lối kể có vẻ cổ điển này lại phát huy sức mạnh ỏ ý đồ tạo ấn tượng ở
Thạch Lam. Nghệ thuật lặp sự kiện, hình tượng, bằng cách cứ lần lượt cho nhân
vật, ngôn ngữ, hành động của họ xuất hiện trở lại, Thạch Lam khắc sâu hơn ấn
213