Page 219 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 219
nhận về vô vàn sắc màu, hình hài ánh sáng. Ánh sáng trong Liên là ánh sáng của
sự vận động cố vượt thoát qua bóng đêm trơ lì kia, song vẫn với một tâm trạng
man mác buồn, mơ hồ không hiểu. Ánh sáng, bóng đèm và nỗi buồn mơ hổ về đĩ
vãng... là những hình ảnh tượng trưng không chỉ riêng cho phố huyện Thạch Lam
mà cho mọi nơi chốn của đa số các cây bút lãng mạn.
Chỉ có khác là nỗi ưu tư thời đại trong tâm hồn của chủ thể lãng mạn của Thạch
Lam là có sớm quá chàng khi Liên hãy còn là một cô bé. Dấu ấn bút pháp hiện thực,
ngỡ như mơ hồ bỗng hiện diện rõ tại đây. Để nhân vật ý thức được hoàn cảnh, nỗi
khổ đau của mình là cách Thạch Lam ấn tượng hoá phố huyện. Phố huyện của
Thạch Lam được viết nên qua tâm cảm của chị em Liên. Như thế vấn đề nhà văn
khai thác không phải là tình cảm chị em giữa chúng mà là quan hệ, nhận thức, cắt
nghĩa của chúng đối với môi trường xung quanh. Từ góc độ này ta thấy cái nhan đề
Hai đứa trẻ hợp lí và chuyển tải được tư tưởng nghệ thuật của tác giả. Trước khi độc
giả biết đến phố huyện thi phố huyện đó đã được chiêm ngắm qua mắt trẻ thơ -
những đứa trẻ không có nhiều may mắn nếu chưa muốn nói là bất hạnh trên cõi đời.
*
Kể từ khi xuất hiện trong tập truyện ngắn Nắng trong vườn (1938) đến nay,
Hai đứa trẻ cũng chịu nhiều thăng trầm trên chặng đường phê bình, tiếp nhận. Vũ
Ngọc Phan tiêu biểu cho những ý kiến đánh giá thấp tác phẩm khi gọi Hai đứa trẻ
là một truyện ngắn ‘lầm thường”. Song đến tháng 10 năm 1957, với bài viết Thạch
Lam, Nguyễn Tuân là người đã đề xuất những ý kiến xác thực đầu tiên về Hai đứa
trẻ: “Truyện có một hương vị thật man mác. Nó gợi một nỗi niềrn thuộc về quá
vãng, đồng thời cũng dóng lẽn một cái gì còn ở trong tương lai... Nơi cái thế giới
quan của đôi trẻ ở một phố quê, hình ảnh đoàn tàu và cái tiếng còi tàu đã thành
một thói quen của cảm xúc và của ước vọng. Đọc Hai đứa trẻ, thấy bận bịu vò hạn
về một tấm lòng quê hương êm mát và sâu kín”<’L Quan điểm khẳng định này
càng ngày càng được nhiều nhà nghiên cứu hưởng ứng. GS. Trần Đình Sử ghi
nhận sự thành công của thiên truyện và chỉ rõ tâm lí và cảnh ngộ của nhân vật:
“Một khát khao vô thức thể hiện thành thói quen, nhân vật không tự giải thích cho
mình được. Thế giới gần gũi thì tăm tối, thể giới vũ trụ thì bí ẩn và xa xăm, một mối
cô đơn âm thầm không lối thoát”®.
Hướng sự chú ý đến xung đột, GS. Đỗ Đức Hiểu viết: “Có thể thấy ỏ Hai đứa
trẻ, truyện của xung đột giữa bóng tối và ánh sáng, bóng tối hay nghèo nàn và cô
đơn, ánh sáng chì là ước mơ thoáng qua, mỏ đầu truyện, ánh sáng tắt dần. Kết
thúc truyện bóng tối tràn ngập phố huyện, hay tràn ngập thế giới. Và có thể thấy ở
đây triết lí của Thạch Lam về thân phận con người. Diễn biến truyện là sự tranh
chấp bóng tối / ánh sáng”®.
(1) Nguyễn Tuân, Thạch Lam, in trong Tuyển tập Thạch Lam, Phong Lê tuyển chọn.
NXB Vàn học, H., 1988, tr. 325.
(2) Trần Đình sử, Hai đứa trẻ, in trong Đọc văn học văn, NXB Giáo dục, 2001, tr. 257.
(3) Đỗ Đức Hiểu, Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn, H., 2000, tr. 166.
218