Page 222 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 222

II* Dấu ấn của chủ nghĩa hiện đại trong Hai đứa trẻ
       1. Thạch Lam bắt đầu hoạt động văn học từ 1931, và là một trong những cây
   bút chính  của  nhóm Tự Lực Văn  đoàn,  ông  vừa tham  gia  biên tập các tuần  báo
   Phong hoá, Ngày nay vừa tích cực viết truyện ngắn, tuỳ bút, tiểu luận.
       Là  thành  viên  tích  cực  trong  nhiều  chủ  trương  của  nhóm  Tự Lực  văn  đoàn
   nhưng sáng tác của Thạch Lam chảy riêng một dòng, ông thường hướng ngòi bút
   về phía  những người lao động bần cùng sống trong  những làng quê bùn lầy nước
   đọng,  những  người  dân  nghèo thành thị lay lắt chốn  phồn  hoa,  những  kiếp  người
   kiếm sông bằng những nghề vất vả, tủi cực trong những khu hành lạc lắm bùn nhơ
   hay khu ngoại ô nghèo khổ, buồn và vắng.
       Ngoài  phóng  sự Hà  Nội ban  đém  kí tên  Việt  Sinh  và  vài  tiểu  phẩm,  Thạch
   Lam  để  lại  sáu  cuốn  sách  nhỏ:  Gió  đẩu  mùa  (1937),  Nắng  trong  vườn  (1938),
   Ngày mới,  (tiểu  thuyết,  1939),  Theo giông,  (tiểu  luận,  1941),  Sợi tóc  (1942),  Hà
   Nội băm sáu phố phường (1943). Một số truyện ngắn ciia Thạch Lam trong ba tập
    Gió đầu mùa,  Nắng trong vườn,  Sợi tóc và trên dưới'chục bài trong tập tuỳ bút Hà
   Nội băm sáu phố phường là một chuỗi tác phẩm viết khá đều tay,  mỗi quyển đều
   có một số truyện thật hay, xứng đáng xếp vào loại những sáng tác thực sự có giá
   tri của văn xuôi Việt Nam trong thế kỷ hai mươi.
       Thạch Lam sở trường về truyện ngắn - trữ tình. Sự đan xen hài hoà hai yếu tố
    hiện thực và lãng mạn là nét đặc sắc trong phong cách của ông.
        Sáng tác của Thạch  Lam không tập trung vào việc tạo dựng cốt truyện do đó
   thường ít sự kiện, biến cố và hành động nhưng vẫn đầy hấp dẫn bỏi thiên hướng đi
    vào thế giới nội tâm nhân vật qua việc ghi lại nhũng cảm giác mơ hồ, mong manh và
    thể hiện bằng một lố! viết nhẹ nhàng, kín đáo, tế nhị.
        2. Thạch Lam khác với nhiều người cầm bút cùng tiiời và cả với hai người anh
    nổi tiếng của  mình ỏ một quan  niệm sáng tạo mang tinh thần  hiện đại.  Ý thức về
    sứ mệnh  của  người  nghệ  sĩ,  khiến  Thạch  Lam từng  khao khát dùng  văn  chương
    như một vũ khí thanh cao và đắc lực nhằm làm thay đổi một thế giói giả dối và tàn
    ác  nhưng  ỏng  không  chíi  trương  viết  các tiểu  thuyết  luận  đề  hay  hiện  thực  phê
    phán để lên án hoặc kêu gọi công chúng bằng những mục đích cụ thể và trực tiếp.
    Thạch Lam không kêu gọi cải cách cũng không chủ trương giáo huấn, đối với ông,
    cõi đời dẫu  phong  phú và  phức tạp, thiện ác chen nhau, nhưng con người sinh ra
    không ai vốn thiện sẵn hay vốn ác sẵn, con người rất có thể sa ngã, sai lầm, thậm
    chí gây nên tội ác vì ranh giới giữa cái thiện và cái ác thực chất chỉ cách nhau một
    sợi tóc. Tuy nhiên, nhiều khi, người ta có thể vì một nguyẻn cớ rất tình cờ mà bỗng
    thay đổi cá tính, nhân cách hay vận mệnh. Những nguyên cớ bé nhỏ, đôi khi có vẻ
    vụn vặt ấy thường  ngẫu  nhiên đến với  mỗi người vào  một thời  điểm  bất ngờ nào
    đó,  cũng không gây sóng gió hay bão táp gì trong lòng người nhưng lại mang sức
    mạnh đánh thức bao giá tri vô danh trong tâm hồn khiến họ bỗng nảy sinh cái nhu



                                                                          221
   217   218   219   220   221   222   223   224   225   226   227