Page 220 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 220

GS. Phong Lê trong Lời giới thiệu về Thạch Lam đã nhận định về Hai đứa trẻ:
   “Một truyện  không  có  chuyện,  mà  ngập  đầy  không  khí và  tâm  trạng.  Không  khí
   một cảnh quê,  nơi có một ga xép nhỏ,  một chuyến tàu đúng giờ ấy,  khắc ấy chạy
   qua  mà  mang  được chút dư âm,  dư vị tỉnh thành... Và từ dư âm, dư vị đó mà đưa
   con  người vào  một tâm trạng  buồn vui  lẫn  lộn, trước một cái gì vừa thuộc về quá
   vãng, vừa hướng tới tương lai”^^'.
       Khác  với  những  đánh  giá  về  sự khai thác  tuyệt  vời tâm  trạng  nhàn  vật của
   Thạch Lam, nhà nghiên cứu Vàn Tâm chú ý tính dàn tộc của hồn văn Thạch Lam;
   “sức  hấp  dẫn  chủ  yếu  của  những trang  viết Thạch  Lam  là  ỏ tâm  hồn  dân tộc”^^.
   Bên  cạnh  đó,  TS.  Phan  Huy  Dũng, tập trung  khảo sát các  bình  diện  nghệ thuật
   ngôn  từ của  tác  phẩm  và  khẳng  định:  “Hai  đứa  trẻ  là  tác  phẩm  giàu  tính  nghệ
   thuật. Tác giả đã rất ung dung, thoải  mái khi xử lí chất liệu  hiện thực. Tất cả chất
   liệu  đã  được  tổ  chức  lại  nhằm  khơi  dậy  ở  người  đọc  những  cảm  xúc  nghệ thuật
   thuần  khiết.  Nhà văn đưa  họ vào thế giới của ông, thôi  miên  họ,  sau  đó để họ tự
   ngẫm  nghiệm  và  rút  ra  những  bài  học  cần  thiếf‘^'.  TS.  Nguyễn  Thành  Thi  tập
   trung sự chú ý của mình vào “Bóng thức của kinh kì” trong Hai đứa trẻ: “May sao,
   cái bóng kinh kì kia vẫn thức:  một chút sáng rực,  một chút vui vẻ,  một chút huyên
   náo của nó, đêm đêm vẫn vụt qua phô huyện, như một vệt sao dài,  như một niềm
   an ủi nhỏ nhoi, dù chỉ để mà ngắm mà nhìn hay đứng từ xa mà nhìn mà ngắm”''‘L
   TS.  Chu Văn Sơn thì khẳng định qua việc đợi tàu của hai đứa trẻ, “Thạch Lam đã
   thấy trong  đó  chứa  đựng  một  khát  khao không  phải  của  riêng  hai  đứa  trẻ;  khao
   khát đổi đờ/! Cần phải thay đổi cái thế giới tăm tối này đi”®...
       Những trích dẫn trên đây chỉ là số ít trong vô vàn các kiến giải về Hai đứa trẻ.
   Dễ nhận thấy ở các công trình này là sự chú ý dành cho tâm trạng nhân vật. Việc
   khai thác tâm trạng đã chạm đến  hàng loạt thuật ngữ có liên  quan  như hiện thực
   tâm trạng, cốt truyện tâm lí... Đây chính là điểm khác biệt của Thạch Lam với các
   nhà hiện thực và thậm chí ngay cả các thành viên Tự Lực văn đoàn.
       Thạch Lam từng quan niệm “Có hai lối quan sát:  một lối quan sát bề ngoài và
   một lối  quan  sát  bề trong.  Trông  bề  ngoài thì  chỉ thấy được cái trạng  thái  sự vật
   của  một cảnh  tượng  (...)  Người ta  có thể tập  nghe  cho tinh  tường,  tập trông  cho
   chu đáo, nhưng không có con mắt của linh hồn thì không bao giờ soi thấu được cái





    (1) Phong Lê, Tuyển tập Thạch Lam, Sđd, tr.  15.
    (2) Văn Tâm, Hai đứa trẻ,  in trong Giảng văn  văn học Việt Nam.  NXB  Giáo  dục,  H.,
       1997, tr. 351.
    (3) Tiếng nói tri âm, NXB Trẻ,  1994, tr.  154.
    (4) Nguyễn Thành Thi, Đặc trưng truyện ngắn Thạch Lam, NXB Giáo dục,  1999, tr.  196.
    (5) Phân tích  - binh giảng tác phẩm văn học 11, Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên),  NXB
       Giáo dục,  1999, tr.  117.

                                                                           219
   215   216   217   218   219   220   221   222   223   224   225